2005- 2008
3.3.6 Hoàn thiện quy trình thẩm tra, phê duyệt và ra quyết định đầu tư
Hoàn thiện quy trình phê duyệt và ra quyết định là một việc cần thiết. Trong công cuộc đầu tư đầy cạnh tranh này, thời cơ là một yếu tố quan trọng, nếu như quá thận trọng, thủ tục phê duyệt quá rườm rà, không những không đem lại hiệu quả mà còn tuột mất những cơ hội đầu tư. Do đó yêu cầu cấp thiết cần phải:
- Rút ngắn thời gian thẩm tra hồ sơ. Theo Nghị định 17/2009/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 6/4/2009), thời gian thẩm định hồ sơ dự án được rút ngắn đáng kể, có thể chỉ mất 3 ngày, thay vì 1 tháng như trước đây. Để có thể làm được điều này, Tập đoàn cần có những thay đổi trong quy trình thẩm định hồ sơ. Thay vì đợi đơn vị đầu tư gửi hồ sơ lên, Tập đoàn có thể cử chuyên gia trực tiếp tham gia quá trình lập hồ sơ. Khi hồ sơ được gửi lên Tập đoàn thì có thể rút ngắn được đáng kể thời gian đọc và tìm hiểu dự án.
- Rút ngắn thời gian thẩm định cấp phép đầu tư. Theo quy định cũ, Cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Ta nên rút ngắn thời gian này
xuống còn 20 ngày. Tương tự như giải pháp trên, các bộ ngành có thẩm quyền có thể cử chuyên gia tham gia trực tiếp ngay từ đầu trong quá trình lập báo cáo đầu tư.
- Đặc biệt cần rút ngắn thời gian thẩm tra xuống đến mức thấp nhất có thể đối với những dự án mang tính khả thi cao, cần có những quyết định nhanh chóng kịp thời như những dự án dầu khí được hình thành thông qua chuyển nhượng quyền lợi tham gia vào hợp đồng dầu khí, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ công ty; và các dự án dầu khí khác mà nhà đầu tư giải trình rõ lý do cấp bách xin rút ngắn thời hạn thẩm tra.
- Nâng cao thẩm quyền quyết định đối với từng dự án của các cấp có thẩm quyền. Để giảm được sự rườm rà trong quá trình ra quyết định đầu tư, giải pháp được đưa ra ở đây là Tập đoàn cần nâng cao thẩm quyền quyết định của đơn vị trực tiếp đầu tư (Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí). Cụ thể: Hội đồng thành viên của Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) phê duyệt các dự án có sử dụng vốn nhà nước đến 1000 tỷ đồng (thay vì 500 tỷ đồng như trước đây); phê duyệt các dự án có sử dụng vốn nhà nước từ 1000 tỷ đồng đến 1500 tỷ đồng sau khi được cấp /người có thẩm quyền chấp thuận đầu tư ( thay vì từ 500 tỷ đồng đến 1500 tỷ đồng như trước đây).
3.3.7 Hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống pháp luật cho các dự án đầu tư dầu khí ra nước ngoài.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài, cần phải có hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ, rõ ràng và phủ hợp làm nên tảng pháp lý cho hoạt động quản lý của Nhà nước, làm cơ sở để các hoạt động đầu tư ra nước ngoài có thể tuân thủ được luật pháp quốc tế, luật pháp nước tiếp nhận đầu tư và cả luật pháp Việt Nam, tránh được những tùy tiện trong quản lý. Trên cơ sở đó Tập đoàn mới có thể hoạch định chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc tế.
Trước mắt có thể đưa ra một số biện pháp sau:
- Tiến hành rà soát tất cả các văn bản pháp luật, nghị định, thông tư liên quan đến đầu tư ra nước ngoài, từ đó điều chỉnh những nội dung không thống nhất, bãi bỏ những quy định trái với chính sách hoặc với luật, khắc phục những thủ tục gây phiền hà, không phù hợp với hợp tác quốc tế.
- Sửa đổi thủ tục đấu thầu các dự án. Các quy định hiện hành về đấu thầu và phê duyệt trao thầu chỉ có hiệu lực và phù hợp với các dự án trong nước. Đối với các dự án thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài, Petrovietnam với tư cách là nhà thầu phải tuân thủ các quy định về đấu thầu của nước chủ nhà. Vì vậy chính phủ cần có những sửa đổi phù hợp, cho phép Tập đoàn dầu khí Việt Nam khi triển khai các dự án thăm dò khai thác ở nước ngoài được thực hiện công tác đấu thầu theo quy định của nước chủ nhà và hợp đồng dầu khí đã được phê duyệt.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn trong việc thực hiện thành công chiến lược thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài, để có thể phát huy tính sáng tạo trong kinh doanh của Tập đoàn, chính phủ cần xem xét cho phép Tập đoàn được quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm trong việc mua cổ phần, mua tài sản (mỏ ) ở nước ngoài khi có cơ hội.
Kết luận
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập vào thị trường kinh tế thế giới. Đối với các hoạt động đầu tư quốc tế nói chung và hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí của Tập đoàn dầu khí Việt Nam nói riêng thì vẫn mới chỉ là trong giai đoạn tăng tốc đầu tư. Cùng với quá trình xây dựng và phát triển của Tập đoàn dầu khí Việt Nam trong 30 năm qua, hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ở cả trong và ngoài nước đã có những bước phát triển vượt bậc, đã đạt được những thành tựu rất quan trọng và cũng đang đứng trước rất nhiều những cơ hội và thách thức mới. Nhằm gia tăng trữ lượng dầu khí hàng năm cho đất nước, từ những năm 1990 Tập đoàn đã bắt đầu đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm các cơ hội đầu tư ra nước ngoài. Ngày 23/09/2006 là thời điểm Lô dầu khí tại nước ngoài cho dòng dầu thương mại đầu tiên, đánh dấu một mốc quan trọng trong hoạt động đầu tư dầu khí ra nước ngoài của Tập đoàn.
Qua việc phân tích thực trạng, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại, ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng của việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài trọng việc đảm bảo an ninh năng lượng, góp một phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên Tập đoàn dầu khí Việt Nam cần không ngừng tăng cường cải thiện, khắc phục các hạn chế để có thế ngày càng lớn mạnh, tạo được một vị thế trên trường quốc tế.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Phạn Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong ban Đầu tư phát triển – Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Tập đoàn.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế đầu tư - Nhà xuất bản đại học Kinh tế Quốc dân. Xuất bản năm 2007
2. Giáo trình lập dự án đầu tư - Nhà xuất bản thống kê. Xuất bản năm 2005 3. Bộ kế hoạch và đầu tư, website : www.mpi/gov.vn
4. Tập đoàn dầu khí Việt Nam, website: www.pvn.vn
5. Tập đoàn dầu khí Việt Nam: Báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết đầu tư các trình các cấp lãnh đạo.
6. Nghị định 84/CP ngày 17/12/1996 và 48/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 quy định chi tiết việc thi hành Luật Dầu khí
7. Các nghị định 37/CP ngày 29/5/1995 và 38/CP ngày 30/5/1995 quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tập đoàn dầu khí Việt Nam
8. Luật dầu khí số 19/2000/QH10
9. Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
10. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 199/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006 về việc thành lập công ty mẹ - Tập đoàn dầu khí Việt Nam.