Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 29 - 31)

lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí.

Giống như một dự án đầu tư thông thường, dự án thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài phải chịu tác động của các nhân tố như: điều kiện kinh tế vĩ mô (tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ lệ lạm phát ), tình hình cung cầu, môi trường kinh tế pháp luật, môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên, chính sách phát triển kinh tế của đất nước… Nhưng với đặc thù của ngành dầu khí, là một ngành kinh tế mũi nhọn, đảm bảo cho an ninh năng lượng của quốc gia, hoạt động thăm dò khai thác của Tập đoàn còn phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nhân tố sau:

- Chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Tùy từng giai đoạn phát triển mà chính phủ có những định hướng trong việc thăm dò và khai thác dầu khí. Ví dụ như hiện nay, do nhu cầu về năng lượng tăng cao, Tập đoàn cần đảm bảo gia tăng trữ lượng dầu khí hàng năm cho đất nước, chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn trong việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư thăm dò khai thác ra nước ngoài.

- Hệ thống pháp luật của quốc gia nhận đầu tư, các thông lệ dầu khí quốc tế. Do hoạt động đầu tư ra nước ngoài là hoạt động mang tính quốc tế, do đó nó chịu ảnh hưởng rất lớn từ các quy định pháp luật, không chỉ cần tuân thủ các quy định của nhà nước mà còn phải tuân thủ các quy định của quốc gia nhận đầu tư.

- Nhu cầu năng lượng, giá dầu thô trên thế giới. Hoạt động thăm dò khai thác của Tập đoàn dầu khí Việt Nam nói riêng và của các Công ty dầu khí thế giới nói chung đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ giá dầu thô thế giới. Nếu như giá dầu biến động giảm mạnh sẽ dẫn đến giảm hiệu quả của các dự án đầu tư, các nhà đầu tư sẽ tạm dừng các hoạt động, hoặc kéo dài tiến trình đầu tư nhằm chờ đợi giá dầu tăng cao. Tuy nhiên nếu như giá dầu biến động tăng quá cao, cũng sẽ đem lại những khó khăn cho hoạt động thăm dò khai thác. Do khi đó các nhà đầu tư sẽ đẩy mạnh hoạt động đầu tư, dẫn đến việc khan hiếm các dịch vụ dầu khí, ảnh hưởng đến việc đảm bảo về tiến độ của các dự án đầu tư.

- Mối quan hệ chính trị của Việt Nam đối với các quốc gia trên thế giới. Mối quan hệ này có một vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Khi Việt Nam có một mối quan hệ hữu hảo đối với các quốc gia khác thì đó là điều kiện thuận lợi trong việc thỏa thuận kí kết các hợp đồng dầu khí, trong việc liên kết đầu tư thăm dò khai thác dầu khí.

- Tình hình ổn định chính trị của quốc gia nhận đầu tư. Có thể nói nhân tố này có quyết định rất lớn đến việc quyết định đầu tư một dự án. Khi quốc gia nhận đầu tư có một nền chính trị ổn định thì việc quyết định có đầu tư vào dự án hay không chỉ phụ thuộc vào việc đánh giá các tiêu chuẩn về tài chính và kĩ thuật của dự án. Nhưng khi quốc gia nhận đầu tư có một nền chính trị bất ổn, xảy ra chiến tranh thì mặc dù dự án có mang lại lợi nhuận lớn thì cũng cần xem xét với điều kiện chính trị như vậy thì có thể tiến hành đầu tư hay không, quốc gia nhận đầu tư liệu có đảm bảo cho hoạt động đầu tư được tiến hành thuận lợi và an toàn hay không.

Chương 2:

Thực trạng hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài tại Tập đoàn Dầu khí Việt

Nam giai đoạn 2005-2008

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 29 - 31)