4. Nội dung và kết quả nghiên cứu
4.3. Sự vô hiệu hóa và thành phần dòng thu của cán cân thanh toán
Bảng 3: Liệu rằng vô hiệu hóa có phụ thuộc vào các thành phần của cán cân thanh toán?
Nhóm 12-NH Đêm 2-K22 Trang 31
Nhóm 12-NH Đêm 2-K22 Trang 32
Nhóm 12-NH Đêm 2-K22 Trang 33
Có phải s ự vô hiệu hoá phản ứng lại các dòng thu dự trữ tuỳ theo nguồn gốc của các dòng thu đó hay không? Điều này có nghĩa là, quy mô mà NHTW quản lý việc nắm giữ tài s ản nội địa có phụ thuộc vào dòng thu dự trữ kết hợp với dòng tiền “lạnh” như FDI hay những dòng tiền “nóng” kết hợp với các thành phần khác của cán cân thanh toán hay không? Bảng 3 trình bày kết quả đánh giá phản ứng vô hiệu hoá của NHTW lên dòng thu dự trữ từ thặng dư tài khoản vãng lai, và dòng thu đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hay dòng vốn phi FDI. Tác giả cũng tìm hiểu những phản ứng này có thay đổi cùng một lúc khi những ngày bắt đầu trong hành vi vô hiệu hoá được xác đ ịnh sớm hơn hay không. Để cho phù hợp với phân tích hồi quy trước đó, tác giả đã đo lường sự thay đổi của các biến trong giới hạn sự thay đổi của 4 quý được tính theo tỷ lệ với lượng tiền dự trữ ở 4 quý trước đó (hiện tượng trễ).
Nhóm 12-NH Đêm 2-K22 Trang 34
Như đã trình bày ở cột (2) bảng 3, sự vô hiệu hoá phản ứng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI thấp hơn (độ lớn tuyệt đối, |β1| < |β0|, |β1| < |β2|) ở một số quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Singapore, cũng như Brazil và Mexico (tác động s au cùng của phản ứng trong trường hợp này liên quan đến tài khoản vãng lai). Những khác biệt này là rất đáng kể đối với Trung Quốc (liên quan đến các dòng thu không phải FDI), Thái Lan (liên quan đến thặng dư tài khoản vãng lai), Malaysia, Singapore (liên quan đến tài khoản vãng lai), và Brazil.
Cột (3) bảng 3 thể hiện mối tương quan giữa các thành phần riêng lẻ của cán cân thanh
toán với những biến giả å /RM (DumBreak), å /RM(DumBreak), å −
/RM(DumBreak) để tìm ra liệu nó nhạy cảm nhiều hay ít với những thành phần này trong những năm gần đây hay không? Phù hợp với những phát hiện của tác giả trong bảng 3, cho thấy độ nhạy cảm lớn hơn (tức là giá trị hệ số càng âm) trong các trường hợp của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia (mặc dù Malaysia không tính tới cán cân tài khoản vãng lai), và Ấn Độ (mặc dù không phản ứng lại những dòng FDI, nơi mà những phản ứng này đã giảm đáng kể).
Nhóm 12-NH Đêm 2-K22 Trang 35
Quan sát cột thứ hai, hệ số tương tác của hành vi vô hiệu hóa đối với dòng vốn phi FDI
å − /RM (-1.606) lớn hơn hẳn so với dòng vốn FDI
å /RM (-1.098), cho thấy các tác động vô hiệu hóa nhắm đến dòng vốn phi
FDI nhiều hơn vì các tác động tiêu cực của dòng vốn này. Ở cột thứ 3, kể từ ngày hành vi vô hiệu hóa bắt đầu xảy ra mạnh mẽ ở Trung Quốc, hệ số tương quan của hành vi này đến các thành phần của cán cân thanh toán càng nhạy cảm hơn, thể hiện qua hệ số tương quan ngày càng âm.
Tổng hợp từ những bằng chứng thực nghiệm của sự vô hiệu hóa: quy mô của việc vô hiệu hóa dòng thu dự trữ ngoại hối đang tăng lên trong những năm gần đây với mức độ đa dạng ở Châu Á cũng như Châu Mỹ Latinh. Điều này là phù hợp với những mối quan tâm lớn hơn về tác động của lạm phát tiềm ẩn của dòng thu dự trữ. Sự vô hiệu hoá phụ thuộc vào thành phần dòng thu của cán cân thanh toán, ví dụ như ở một số nước sự tác động lên dòng thu đầu tư trực tiếp nước ngoài là ít hơn tác động lên
Nhóm 12-NH Đêm 2-K22 Trang 36
thặng dư tài khoản vãng lai hay dòng thu không phải FDI. Điều này phù hợp với quan điểm là những quốc gia này ít quan tâm tác động tiền tệ của dòng đầu tư trực tiếp.