Sự vô hiệu hóa và lạm phát

Một phần của tài liệu Bài nghiên cứu: Sự can thiệp vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính quốc tế (Trang 28 - 32)

4. Nội dung và kết quả nghiên cứu

4.2.Sự vô hiệu hóa và lạm phát

Bảng 2 lọc ra những ảnh hưởng của lạm phát từ sự thay đổi của GDP thực dựa trên cơ sở quản lý về việc nắm giữ tài sản nội địa của NHTW.

Nhóm 12-NH Đêm 2-K22 Trang 27

Nó cũng như là cách kiểm tra mức độ phản ứng lại với lạm phát theo thời gian và liệu rằng bất kỳ sự thay đổi nào trong các phản ứng này có tác động đến sự vô hiệu hóa của các dòng vốn được tài trợ từ bên ngoài hay không.

Bảng 2: Liệu sự vô hiệu hóa có phụ thuộc vào lạm phát hay không?

Nhóm 12-NH Đêm 2-K22 Trang 28

Bảng B: Các nước Châu Á được chọn

Bảng C: Các nước Châu Mỹ-latin được chọn

Quan sát cột (1) và cột (2) của bảng cho thấy kết quả khác biệt của lạm phát khi không có và có GDP thực, nhìn chung hệ số lạm phát ∆ln(INFL) và hệ số tăng trưởng GDP thực ∆ln(RGNP) là dương và đáng kể, phù hợp với dấu dương của GDP danh nghĩa đã quan s át được từ trước (ngoại trừ GDP thực của Hàn Quốc và Thái Lan thì mang dấu

Nhóm 12-NH Đêm 2-K22 Trang 29

âm, nhưng không đáng kể). Lưu ý rằng độ lớn của hệ số tài sản nước ngoài ròng tương tác với những biến giả (∆FR/RM)(DumBreak) là nhỏ hơn (giá trị tuyệt đối) và trong một số trường hợp thì nó còn nhỏ hơn những kết quả được đưa ra trong bảng 1. Cột (3) gồm một biến tương quan liên quan giữa tỷ lệ lạm phát và những biến giả ∆ln(INFL)(Dumbreak), đối với một số quốc gia, đặc biệt là Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Argentina và Brazil hệ số của biến này là âm, nói lên một lượng gia tăng trong quản lý tiền tệ chống lạm phát của NHTW trong những năm gần đây (mặc dù hệ số này không đáng kể đối với Hàn Quốc và Singapore). Cũng lưu ý rằng tác giả vẫn tìm thấy một lượng gia tăng trong vô hiệu hoá ở hầu hết các quốc gia, được chỉ ra bởi hệ số âm trên biến tương quan đối với dòng thu dự trữ ngoại hối (∆FR/RM)(Du mBreak) (ngoại trừ Malaysia, Argentina, Brazil).

Như vậy, kết quả cho thấy rằng những nước đang phát triển đang tăng dần mức độ vô hiệu hoá trong những năm gần đây để có thể vững mạnh hơn trong việc khắc phục sức ép của lạm phát bằng những biện pháp trực tiếp.

Nhóm 12-NH Đêm 2-K22 Trang 30

Quan sát cột thứ (3) ta thấy hệ số tương quan dương giữa lạm phát và thay đổi trên lượng tiền tín dụng nội địa ròng ∆ln(INFL)(Dumbreak) là 0.350 cho thấy lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với lượng tiền nội địa gia tăng trong nền kinh tế; khi đưa biến lạm phát vào mô hình thì tỷ lệ thay đổi của tài s ản nước ngoài so với lượng tiền cơ sở ∆FR/RM giả m dần về mặt giá trị tuyệt đối; đặc biệt khi vô hiệu hóa xảy ra thì hệ số lạm phát ∆ln(INFL) cũng giảm đi từ 0.816 đến 0.795 và 0.791. Như vậy cho thấy rằng lạm phát và vô hiệu hóa có mối tương quan với nhau và thực tế Trung Quốc đã tiến hành mô hình này vô cùng hiệu quả trong việc kiề m chế lạ m phát trong nước, đây cũng là một bài học cho các nước đang phát triển trong việc kiểm soát lạm phát.

Một phần của tài liệu Bài nghiên cứu: Sự can thiệp vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính quốc tế (Trang 28 - 32)