Ngoại thương - chi nhánh Bắc Ninh
2.2.3.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự
Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau, từ đó đưa ra quyết định đồng ý hay bác bỏ khoản cho vay dự án đầu tư. Đây được coi là phương pháp có hiệu quả cao, tiết kiệm cả về thời gian, chi phí.
Thẩm định tổng quát là việc xem xét tổng quát các nội dung của một dự án mà không đi vào các nội dung chi tiết. Khi thẩm định tổng quát khía cạnh tài chính, sẽ cho biết được quy mô nguồn vốn, doanh thu, chi phí….từ đó có thể đánh giá tổng quát về tài chính dự án, hiểu một cách tổng thể về dự án trên phương diện tài chính., biết được
Phân tích dự báo về nhu
cầu thị trường SP đầu ra Phân tích đánh giá về nhu cầu sản xuất
Phân tích kế hoạch thu chi hàng năm
Phân tích dòng tiền hàng năm
Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
Ra quyết định về tính khả thi hay không của dự án
những nội dung nào thiếu, những nội dung không cần thiết… xem xét dự án đó nên bác bỏ hay tiếp tục thẩm định chi tiết hơn.
Thẩm định chi tiết: Bước này xem xét một cách chi tiết cụ thể hơn nữa trên tất cả các nội dung đã thực hiện ở bước đánh giá tổng quát. Các chi tiết nhỏ như đơn giá hay sản lượng hoặc các khoản mục chi phí, phương pháp tính lãi vay, khấu hao, dòng tiền, … sẽ được thẩm định chi tiết, kỹ càng. Mỗi nội dung đều đưa ra ý kiến đồng ý hay không đồng ý , cần sửa đồi hay không chấp nhận được, tuy nhiên mức độ tập trung của các nội dung có thể khác nhau. Các chỉ tiêu tài chính được thẩm định bằng phương pháp này như hoàn trả vốn vay, chỉ tiêu lợi nhuận.
Phương pháp này chủ yếu được trong nội dung thẩm định tài chính, phi tài chính về Chủ đầu tư. Đây là phương pháp khá quan trọng trong khâu thẩm định tại Ngân hàng. Việc thẩm định theo trình tự giúp cho cán bộ thẩm định có thể đánh giá một cách khái quát về dự án từ đó có quyết định loại bỏ hay tiếp tục thẩm định. Trong khâu thẩm định chi tiết, kết luận rút ra từ nội dung trước là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu, nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần thẩm định các nội dung tiếp theo.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu
Các chỉ tiêu chủ yếu được dùng để làm căn cứ so sánh:
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong thiết kế, xây dựng, các điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về công nghệ kỹ thuật của trang thiết bị so với các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế. Bảng giá công nghệ, thiết bị đó, đặc biệt là hàng nhập khẩu.
- Tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng, chế độ bảo hành…sản phẩm của dự án mà thị trường yêu cầu.
- Các chỉ tiêu tổng hợp như: nguồn vốn,cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư…
- Các định mức về tiêu hao năng lượng, nguyên – nhiên liệu, tiền lương, chi phí quản lý, …theo định mức của ngành, định mức kinh tế - xã hội hiện hành.
- Các chỉ tiêu về hiệu quả của dự án đầu tư.
- Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn, chỉ đạo hiện hành của nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại.
Phương pháp so sánh chỉ tiêu được sử dụng trong nội dung phân tích kỹ thuật và nội dung phân tích tài chính dự án đầu tư. Phương pháp này nhìn chung là khá đơn giản do nó đều có những chuẩn mực tính toán sẵn, xong không vì thế mà coi nó là một phương pháp dễ dàng. Trong quá trình thẩm định, CBTĐ tiến tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực này và đem so sánh với các dự án tương tự đã hoàn thành và đạt hiệu quả mà dự án ấy thực hiện bằng vốn vay tại ngân hàng.
2.2.3.3. Phương pháp phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy của dự án giúp cho ngân hàng có thể chọn được những dự án có độ an toàn cao. Đồng thời, thông qua phân tích độ nhạy của dự án mà cán bộ thẩm định có thể xác định được yếu tố nào ảnh hưởng mạnh nhất đến dự án, qua đó đánh giá mức độ rủi ro của dự án.
• Các nhân tố thường được khảo sát:
- Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu: Sản lượng tiêu thụ, đơn giá bán, công suất thực hiện…
- Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất: Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nhân công…
- Các nhân tố khác: Tỷ giá ngoại hối, lãi suất vốn vay…
• Các bước thực hiện:
- Xác định các biến dữ liệu đầu vào, đầu ra phải phân tích độ nhạy.
- Liên kêt các dữ liệu trong bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo địa chỉ duy nhất. - Lập bảng với các cột gồm các nhân tố đã xác định (thường là các yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ: thường là NPV, IRR, T, DSCR…).
- Cho các nhân tố có liên quan thay đổi và tính toán giá trị các chỉ tiêu cần tính. Yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của các chỉ tiêu hiệu quả xem xét thì yếu tố đó cần có biện pháp quản lý chặt chẽ nhất trong quá trình thực hiện dự án.
Phương pháp này là phương pháp quan trọng, gần như không thể thiếu trong các dự án được thẩm định tại Chi nhánh NHNT Bắc Ninh. Nó được tính chi tiết, phân tích cụ thể. Không chỉ dừng lại ở phân tích độ nhạy một chiều, Chi nhánh còn phân tích độ nhạy hai chiều, đánh giá được chính xác hơn tác động của các nhân tố liên quan đến các chỉ tiêu hiệu quả. Việc cho các thông số liên quan thay đổi như thế nào còn phụ thuộc vào tính chất của từng dự án, đặc điểm của các yếu tố được thay đổi.
Phương pháp phân tích độ nhạy được sử dụng như một công cụ đắc lực để khẳng định tính chắc chắn và an toàn trong việc khẳng định các chỉ tiêu hiệu quả. Nó đánh giá sự thay đổi của các yếu tố liên quan có ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.
2.2.3.4. Phương pháp dự báo
Dự án đầu tư có đặc điểm là diễn ra trong thời gian dài, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động làm thay đổi các thông số của dự án như doanh thu, chi phí dẫn đến thay đổi dòng tiền và các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Do vậy việc dự báo các yếu tố ảnh hưởng có thể xảy ra để có thể đánh giá chính xác được hơn nữa hiệu quả của dự án đầu tư xin vay vốn.
Phương pháp dự báo dùng để dự báo cung cầu thị trường về nguyên vật liệu, sản phẩm đầu vào cung cấp cho dự án, dự báo giá cả…qua đó dự báo doanh thu của dự án. Phương pháp dự báo hay được dùng tại đây là phương pháp ngoại suy thống kê. Theo phương pháo này thì cán bộ xem xét cung cầu sản phẩm trong quá khứ và hiện tại, từ đó phát hiện ra quy luật, xu hướng của thị trường. Từ dự báo đó tiến hành dự báo cung cầu sản phẩm trong tương lại. Chi nhánh áp dụng phương pháp này vì nó không quá phức tạp và nó phản ánh tương đối chính xác biến số cần dự báo. Tuy nhiên nó ít được dùng vì việc thu thập số liệu trên thị trường khó khăn và tốn kém. Phương pháp này chỉ được dùng với dự án nào mà ngân hàng có sẵn số liệu.
Mặc dù, tại VCB Bắc Ninh phương pháp này không được sử dụng như một công cụ đắc lực nhưng cũng là một trong những phương pháp được sử dụng trong thẩm định tài chính đầu tư. Tại Chi nhánh mới chỉ dùng đến phương pháp ngoại suy thống kê chứ chưa dùng đến các phương pháp khác của dự báo như mô hình hồi quy tương quan, dùng hệ số co giãn cầu, phương pháp định mức…cho nên chất lượng của công tác dự báo còn chưa cao và chưa chính xác.