Kiến nghị đối với NHNN và các NHTM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư.doc (Trang 94 - 96)

III. Lợi nhuận trớc thuế

3.4.2. Kiến nghị đối với NHNN và các NHTM

- Củng cố hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro CIC của NHNN:

Để hỗ trợ cho công tác thẩm định dự án của các NHTM, NHNN cần mở rộng phạm vi cung cấp thông tin tín dụng mà cả những thông tin kinh tế phục vụ cho công tác thẩm định dự án đầu t của ngành và bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có nhu cầu. NHNN cũng quy định tất cả các TCTD hoạt động tại Việt Nam đều phải tham gia vào CIC, coi đây là một yếu tố trách nhiệm bắt buộc.

Các trung tâm CIC cần có kế hoạch nâng cao chất lợng cán bộ thẩm định, cần bố trí đào tạo cán bộ về các chuyên đề: nghiệp vụ kế toán và phân tích tài chính doanh nghiệp: phân tích tín dụng và rủi ro tín dụng; các nguyên tắc đánh giá và xếp loại doanh nghiệp; tin học cơ bản và nâng cao; kỹ thuật tra cứu, điều tra thông tin và lập các báo cáo thông tin; hớng dẫn sử dụng phần mềm CIC; tiếng Anh chuyên ngành...

Về vấn đề thu thập thông tin, nên mở rộng nguồn thu thập thông tin tới các cơ quan có thể khai thác đợc thông tin trên cơ sở quan hệ 2 chiều, chú trọng các nguồn thông tin đại chúng. Trung tâm CIC nên có các văn bản thoả để thu thập tin tức từ các Bộ, ngành nh: trung tâm thông tin của Tổng cục thống kê, Tổng cục thuế, Bộ kế hoạch và đầu t, Bộ thơng mại, Bộ khoa học - công nghệ và môi trờng... Đồng thời mở rộng nguồn thu thập thông tin nớc ngoài, cần tiếp cận và

hội thông tin tín dụng Châu á, diễn đàn thông tin tín dụng ASEAN, các cơ quan xếp hạng tín dụng trong khu vực.

Chơng trình phần mềm cho CIC cần phải xây dựng dới hạng mở, có thể điều chỉnh hoặc mở rộng chỉ tiêu thu thập thông tin khi cần thiết và phải đảm bảo một số yêu cầu: công nghệ mới, tiên tiến, thuận tiện với việc tuyên truyền tin và phù hợp với các thiết bị truyền tin hiện có tại Việt Nam, dễ sử dụng, bảo trì và có khả năng bảo mật cao.

- Trong môi trờng cạnh tranh thiếu lành mạnh nh hiện nay, khi nhiều ngân hàng không chịu cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về doanh nghiệp có quan hệ với mình cho ngân hàng khác, chỉ khi doanh nghiệp đứng trên bờ phá sản Ngân hàng cho vay mới biết chính xác doanh nghiệp đang nợ các ngân hàng khác là bao nhiêu. Vì vậy, các TCTD cần có sự hợp tác với nhau trong hoạt động tín dụng, không vì lợi ích cục bộ mà bỏ qua các điều kiện, thủ tục cần thiết khi tiến hành thẩm định. Với những TCTD vi phạm cần có biện pháp xử lý hành chính nghiêm minh trong toàn ngành.

- Thống nhất các văn bản hớng dẫn, quy chế tín dụng:

Thời gian qua, NHNN đã ban hành nhiều văn bản, quy chế quan trọng, tạo ra một hành lang quy chế tài chính - ngân hàng rõ ràng đầy đủ. Song giữa Nghị định chính phủ với các thông t hớng dẫn của NHNN và với Bộ luật dân sự còn cha thống nhất.

Ví dụ, trong phạm vi bảo đảm tiền vay của tài sản, Điều 11 nghị định 178/1999/NĐ-CP quy định: “Trong mọi trờng hợp, một tài sản chỉ đợc dùng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ tại một tổ chức tín dụng. Nếu tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì có thể đợc dùng để đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ trả nợ, nhng cũng chỉ tại một TCTD”. Trong khi, Điều 22 (d) mục 3 của Thông t 06/2000/TT-NHNN1 hớng dẫn “không đợc dùng tài sản thế chấp để đảm bảo cho nghĩa vụ khác trừ trờng hợp tài sản có đăng ký quyền sở hữu”, có nghĩa là, nếu tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì có thể thế chấp nhiều nghĩa vụ khác không giới hạn số lợng đối tợng đợc đảm bảo. Trong trờng hợp cho vay hợp vốn thì tài sản thế chấp không chỉ đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ tại một hoặc hai hoặc ba TCTD, nh vậy có phải mâu thuẫn với NĐ 178 hay không? Còn bộ luật Dân sự ở điều 329 và 346 có quy định: “Một tài sản có đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật có thể đợc cầm cố để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu giá trị lớn hơn tổng giá trị của các nghĩa vụ đợc đảm bảo”

Để đảm bảo tính thống nhất, đầy trong luật định, đề nghị NHNN sửa đổi, bổ sung, sớm ban hành các thông t hớng dẫn, tạo cơ sở vững chắc cho việc thi hành và áp dụng trong các hoạt động thẩm định cũng nh tín dụng.

- Xác đinh hớng dẫn đầu t cho các NHTM:

NHNN cần căn cứ vào quy hoạch, định hớng phát triển kinh tế đất nớc trong từng thời kỳ để định hớng hoạt động đầu t của các NHTM nh cần tập trung vào thành phần kinh tế nào, ngành nào, khu vực nào là trọng điểm... để từ đó giúp cho các NHTM định hớng đầu t cho các chi nhánh của mình.

- Với khó khăn hiện nay là cha có một cơ quan nào đứng ra nghiên cứu và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn cho phép làm căn cứ so sánh, nên chăng các NHTM cần tự nghiên cứu và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn áp dụng cho các chi nhánh trong toàn hệ thống. Sau đây là một số tiêu chuẩn chung:

+ Thời gian hoàn vốn (PP) cần căn cứ theo từng ngành nghề mà có quy định cụ thể. Với các dự án thơng mại, dịch vụ, đầu t chiều sâu, tiểu thủ công nghiệp PP ≤ 5 năm; dự án công nghiệp nhẹ: PP ≥ 7 năm; Dự án công nghiệp nặng: PP ≤ 10 năm; Công trình hạ tầng: PP ≤ 15 năm.

+ Sản lợng hoà vốn đạt 50% - 60% công suất dự án là tốt.

+ Điểm hoà vốn trả nợ: 30% - 40% là đợc. Nếu lớn hơn hoặc bằng 80% thì đầu t không an toàn.

- NHNN nói chung và bản thân các NHTM nói riêng nên thờng xuyên tổ chức các hội thi cán bộ tín dụng giỏi trong toàn ngành nghề để qua đó vừa khuyến khích cán bộ nâng cao trình độ của mình, vừa là cơ hội để kiểm tra kiến thức và tìm ra những cán bộ giỏi, có kinh nghiệm. Hàng năm, tổ chức tập huấn để cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết cho các cán bộ thẩm định ở các chi nhánh, đồng thời tăng cờng công tác kiểm tra, giám sát công tác thẩm định tại các chi nhánh của mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư.doc (Trang 94 - 96)