Báo cáo khoa học

Một phần của tài liệu Bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu khoa học GS.TSKH. Nguyễn Mạnh Hùng (Trang 63 - 65)

Báo cáo khoa học được đăng trong các kỉ yếu hội nghị khoa học. Các nhà nghiên cứu tham dự hội nghị

và muốn trình bày kết quả nghiên cứu của mình thường gửi bài báo để đăng vào kỉ yếu của hội nghị. Có hai loại báo cáo trong nhóm này: nhóm 1 gồm những báo cáo đầy đủ (proceedings), và nhóm 2 gồm hai loại báo cáo trong nhóm này: nhóm 1 gồm những báo cáo đầy đủ (proceedings), và nhóm 2 gồm những báo cáo tóm lược (abstracts).

• Những báo cáo xuất hiện dưới dạng “proceeding papers” thường ngắn (khoảng 5 đến 10 trang). Tùy

theo hội nghị, đại đa số những bài báo dạng này không phải qua hệ thống bình duyệt. Cần nhấn mạnh rằng đây không phải là những bài báo khoa học bởi vì chúng chưa xuất hiện trên các tập san khoa học rằng đây không phải là những bài báo khoa học bởi vì chúng chưa xuất hiện trên các tập san khoa học và qua bình duyệt nghiêm chỉnh.

• Các báo cáo tóm lược là những bản tin khoa học ngắn (chỉ dài từ 250 chữ đến 500 chữ) mà nội dung là

tóm tắt một công trình nghiên cứu. Những bản tin này cũng không qua hệ thống bình duyệt.

• Tuyển tập các báo cáo hội nghi khoa học: sau các hội nghị khoa học có thể xuất bản các kỷ yếu hội nghị dưới dạng tyển tập hoặc xin số của một tạp chí khoa học. Các báo cáo được chọn lọc đăng trong kỷ yếu dưới dạng tyển tập hoặc xin số của một tạp chí khoa học. Các báo cáo được chọn lọc đăng trong kỷ yếu này phải qua khâu bình duyệt của một ban biên tập gồm các nhà khoa học có uy tín. Các báo cáo khi đó mới có giá trị về mặt khoa học và được tính như một công trình khoa học dưới dạng báo cáo khoa học được đăng trong kỷ yếu khoa học. Như vậy có hai loại kỷ yếu khoa học cần được phân biệt: kỷ yếu trước khi có hội nghị khoa học chỉ mang ý nghĩa thông báo, còn kỷ yếu sau hội nghị khoa học được xuất bản đã qua bình duyệt và có ban biên tập có uy tín mới được tính là công trình khoa học.

III. Sách

Sách chuyên khảo là một công trình khoa học hoàn thiện và hệ thống về một

hướng nghiên cứu: đảm bảo tính hệ thống, tính hoàn thiện và tính mới đối với hướng nghiên cứu được trình bày. Các tài liệu tham khảo cho sách là các công hướng nghiên cứu được trình bày. Các tài liệu tham khảo cho sách là các công trình khoa học chuyên về một lĩnh vực hoặc có liên quan. Sách chuyên khảo có thể do một hoặc một nhóm tác giả.

Sách giáo trình. Sách được viết để giảng dạy cho các bộ môn trong các cơ sở

đào tạo. Đây là loại sách được viết dựa trên một chương trình qui định và nhằm phục vụ cho việc trang bị kiến thức cơ bản cho một chuyên ngành khoa học. Tài phục vụ cho việc trang bị kiến thức cơ bản cho một chuyên ngành khoa học. Tài liệu tham khảo thường ít và là các sách kinh điển. Sách có thể do một hoặc một nhóm tác giả. Phương pháp trình bày nhằm giúp người học đi từ các kiến thức từ dễ đến khó và mang tính sư phạm cao.

Sách tham khảo. Sách viết về một vấn đề chuyên sâu cho một lĩnh vực nghiên

cứu, không yêu cầu chặt chẽ về một hệ thống lý thuyết nào. Nội dung có thể trình bày các luận điểm khoa học dưới các góc độ khác nhau và có thể thuộc các khoa bày các luận điểm khoa học dưới các góc độ khác nhau và có thể thuộc các khoa học liên ngành. Sách có thể do một hoặc một nhóm tác giả.

IV. Luận văn khoa học

• Dành cho người được đào tạo, nó vừa mang tính chất một công trình khoa học vừa nhằm mục đích học

tập nghiên cứu.

• Mục đích của luận văn khoa học: rèn luyện phương pháp và kỹ năng nghiên cứu khoa học, thể hiện kết

quả nghiên cứu của một giai đoạn học tập, bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn.

• Các loại luận văn: Tiểu luận khoa học, luận văn cử nhân, đồ án tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ.

Một phần của tài liệu Bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu khoa học GS.TSKH. Nguyễn Mạnh Hùng (Trang 63 - 65)