0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Hạn chế trong việc sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ.DOC (Trang 48 -52 )

2.2 Thực trạng sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ

2.2.2 Hạn chế trong việc sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần

cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế

Lượng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Qua số liệu của bảng dưới đây chúng ta hãy xem Công ty đã sử dụng số vốn này như thế nào trong ba năm 2004 – 2006.

Đơn vị VNĐ Chỉ tiêu LượngNăm 2004Tỷ trọng LượngNăm 2005Tỷ trọng LượngNăm 2006Tỷ trọng Tổng tài sản 3.841.614.519 7.524.095.979 10.579.448.910

Vốn đầu tư vào tài sản lưu động

3.600.101.137 93,73% 7.094.321.814 94,28% 10.256.179.930 96,98% 1. Vốn bằng tiền 1.620.013.890 259.169.074 327.433.779,5

2. Phải thu 1.980.567.463 4.367.272.356 6.288.370.510

3. Hàng tồn kho 1.895.607.031 2.467.925.884 3.625.375.644

Nguồn Báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế năm 2004, 2005, 2006

Theo những số liệu thống kê trên bảng ta thấy vốn đầu tư vào tài sản lưu động chiến tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn đầu tư vào tài sản. Và số vốn này liên tục tăng lên qua các năm. Năm 2006 vốn đầu tư vào tài sản lưu động chiếm 96,98% tổng nguồn vốn đầu tư vào tài sản, đạt mức 10.579.448.910 VNĐ. Điều này cho thấy Công ty không ngừng mở rộng quy mơ kinh doanh cảu mình, lượng vốn đầu tư tăng liên tục.

Chỉ tiêu hàng tồn kho cũng tăng nhanh. Những phân tích ở mục 2.2.1 – c đã cho thấy hàng hố của Cơng ty được tiêu thụ ngày càng nhiều và nhanh. Công ty cần có nhiều biện pháp phát huy kết quả này.

Một chỉ tiêu rất quan trọng mà tình hình quản lý tốt hay khơng tốt có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động đó là khoản phải thu. Thực chất khoản phải thu là số vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty bị các Doanh nghiệp khác chiếm dụng. Khoản phải thu của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế tăng liên tục qua ba năm. Có thể nói đây là vấn đề rất đáng quan tâm của Cơng ty.

Kỳ thu tiền bình qn cho biết số ngày trung bình Cơng ty thu hồi được nợ từ khách hàng.

kỳ thu tiền bình quân = phải thu/(Doanh thu/360) Năm 2004: 24 ngày

Năm 2005: 32ngày Năm 2006: 32 ngày

Khoản phải thu tăng nhanh, cộng thêm kỳ thu tiền bình quân dài và có xu hướng tăng là vấn đề rất đáng lo ngại. Số vốn của Công ty đang ngày càng bị chiếm dụng nhiều và trong thời gian dài hơn. Có thể thấy trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, mỗi Doanh nghiệp cần có một phương thức phù hợp để thu hút khách hàng, cho khách hàng nợ với số tiền lớn hơn trong thời gian dài hơn có thể là một cách nhưng Cơng ty nên có những chính sách chiết khấu hấp dẫn để khách hàng nhanh chóng thanh tốn tiền hàng cho Công ty. Việc bị chiếm dụng một lượng vốn lớn trong thời gian dài là vấn đề rất đáng lo ngại, nó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty. Các nhà quản lý cần nghiền cứu kỹ thị trường và có những việc làm kịp thời để hạn chế tình trạng này.

Về chỉ tiêu vốn bằng tiền, có thể thấy lượng vốn này chiếm tỷ trọng khơng lớn. Tuy nhiên điều này khơng có gì đáng lo ngại vì như những phân tích ở trên thì tỷ số thanh tốn của Cơng ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế ở mức an toàn. Điều này là rất tốt, nó cho thấy Cơng ty đã xác định được lượng tiền mặt tối ưu để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình.

Qua những phân tích ở trên có thể thấy lượng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế tăng liên tục qua ba năm nhưng hiệu quả sừ dụng lượng vốn này thì chưa thật tối ưu. Nguyên nhân khách quan đối với một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm là Công ty phải ứng trước tiền cho đơn vị sản xuất khi đặt hàng nhưng khi bán hàng cho khách Công ty lại không thể thu tiền ngay. Đặc thù này của lĩnh vực dược phẩm đã gây ra những hạn chế nhất định đến hoạt động của các Doanh nghiệp. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động còn phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý vốn của các nhà lãnh đạo Cơng ty. Có thể nói cơng tác quản lý vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế chưa thật tốt. Vốn đầu tư vào tài sản lưu động tăng lên về lượng nhưng hiệu quả sử dụng lại khơng tương xứng với lượng vốn tăng lên đó. Các nhà lãnh đạo Cơng ty cần có những biện pháp cụ thể, phù hợp với tình hình hiện tại của

nền kinh tế trong nước để có những tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của đơn vị mình.

Kết luận: có thể nói hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần dược phẩm Quốc tế ở mức chưa cao. Vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty hiện chưa được sử dụng một cách hiệu quả, Công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn trong thời gian dài và với số lượng lớn. Vốn đầu tư vào tài sản lưu động tăng liên tục qua các năm nhưng hiệu quả sử dụng khơng tăng tương ứng dẫn đến tình trạng lãng phí vốn. Cơng ty làm ăn có lãi nhưng để tồn tại và phát triển được trong giai đoạn hiện nay Cơng ty cần có những biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, và một việc làm quan trọng là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ

VÀO TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA CONG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ.DOC (Trang 48 -52 )

×