Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của công ty Cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế.doc (Trang 54 - 58)

của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động là việc làm nhằm mục đích đạt được kết quả kinh doanh cao nhất từ việc sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động có hạn. Để làm được điều này các nhà quản lý phải có những giải pháp và việc làm cụ thể, chi tiết đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Phải đi vào chi tiết từng khoản mục trong mục vốn đầu tư vào tài sản lưu động, vận dụng ưu, nhược điểm của từng khoản mục vào hoạt động kinh doanh cụ thể một cách tối ưu.

Cụ thể đối với từng khoản mục như sau:

3.2.1 Quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao

a Quản lý tiền mặt

Tiền mặt là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của Doanh nghiệp trong ngân hàng. Tiền mặt bản thân nó là loại tài sản khơng sinh lãi, do vậy trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hố lượng tiền mặt phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất. Tuy nhiên việc giữ tiền mặt trong kinh doanh cũng là vấn đề cần thiết. Do những nguyên nhân sau:

Doanh nghiệp có những giao dịch hàng ngày cần tới tiền mặt như thanh toán cho khách hàng hay thu tiền từ khách hàng.

Bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho Doanh nghiệp.

Đáp ứng nhu cầu về dự phịng trong trường hợp biến động khơng lường trước được của các luồng tiền vào và ra.

Hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng.

Trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, việc gửi tiền mặt là cần thiết nhưng việc giữ đủ tiền mặt phục vụ cho kinh doanh có vai trị hết sức quan trọng. Khi mua các hàng hố, dịch vụ nếu có đủ tiền mặt cơng ty có thể được hưởng lợi thế chiết khấu. Giữ đủ tiền mặt, duy trì tốt các chỉ số thanh tốn ngắn hạn giúp Doanh nghiệp có thể mua hàng với những điều kiện thuận lợi và được hưởng mức tín dụng rộng rãi. Giữ đủ tiền mặt giúp Doanh nghiệp tận dụng được

những cơ hội thuận lợi trong kinh doanh do chủ động trong các hoạt động thanh tốn chi trả. Khi có đủ tiền mặt, giúp Doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu trong trường hợp khẩn cấp như đình cơng, hoả hoạn, chiến dịch maketing của đối thủ cạnh tranh, vượt qua khó khăn do yếu tố thời vụ và chu kỳ kinh doanh.

Quản lý tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gắn với tiền mặt như các loại chứng khốn có khả năng thanh khoản cao.

Các loại chứng khốn gần như tiền mặt giữ vai trò như một bước đệm cho tiền mặt. Vì nếu số dư tiền mặt nhiều Doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khốn có khả năng thanh khoản cao, nhưng khi cần thiết cũng có thể chuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách dễ dàng và ít tốn kém chi phí.

Trong kinh doanh, Doanh nghiệp cần một lượng tiền mặt và phải dùng nó để trả cho các hố đơn một cách đều đặn. Khi lượng tiền này hết, Doanh nghiệp phải bán các chứng khốn thanh khoản cao để lại có lượng tiền như ban đầu.

Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp rất hiếm khi mà lượng tiền vào, ra của Doanh nghiệp lại đều đặn và dự kiến trước được, từ đó tác động đến mức dự trữ cũng khơng thể đều đặn như việc tính tốn. Bằng việc nghiên cứu và phân tích thực tiễn, các nhà kinh tế học đã đưa ra mức dự trữ tiền mặt dự kiến dao động trong một khoảng tức là lượng tiền mặt dữ trữ sẽ biến thiên từ cận thấp nhất đến giới hạn cao nhất. Nếu lượng tiền mặt ở dưới mức thấp nhất thì Doanh nghiệp phải bán chứng khốn để có lượng tiền mặt ở mức dự kiến, ngược lại tại giới hạn trên Doanh nghiệp sử dụng số tiền vượt quá mức giới hạn để mua chứng khoán để đưa lượng tiền mặt về mức dự kiến.

Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế cần xác định cụ thể mức dự trữ tiền mặt hợp lý đối với đơn vị mình. Một lượng tiền mặt hợp lý có tác dụng rất lớn đối với khả năng thanh tốn của Cơng ty và sẽ giúp Cơng ty có được

b Quản lý các khoản phải thu

Trong nền kinh tế thị trường, mua bán chịu là một việc khơng thể thiếu. Tín dụng thương mại có thể làm cho Doanh nghiệp trở nên giàu có và đứng vững

trên thị trường nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Tín dụng thương mại tác động đến doanh thu bán hàng. Do được trả tiền chậm nên sẽ có nhiều người mua hàng hố của Doanh nghiệp hơn, từ đó làm cho doanh thu tăng. Khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng thì tất nhiên Doanh nghiệp bị chậm trễ trong việc trả tiền. Tín dụng thương mại làm giảm chi phí tồn kho của hàng hố. Tín dụng thương mại làm cho tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả hơn và hạn chế phần nào hao mịn vơ hình. Bên cạnh đó việc cấp tín dụng thương mại cho khách hàng có thể làm tăng chi phí hoạt động của Doanh nghiệp, tín dụng thương mại làm tăng chi phí địi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. Thời hạn cấp tín dụng càng dài thì chi phí rịng càng lớn. Xác suất khơng trả tiền của người mua làm cho lợi nhuận bị giảm, nếu thời hạn cấp tín dụng càng dài thì rủi ro càng lớn. Những tác động này buộc các nhà quản lý phải so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm, từ đó để quyết định có nên cấp tín dụng thương mại cho khách hàng hay không. Để thực hiện được việc cấp tín dụng cho khách hàng thì vấn đề quan trọng của các nhà quản lý là phải phân tích khả năng tín dụng của khách hàng. Doanh nghiệp cần xây dựng một tiêu chuẩn tín dụng hợp lý sau đó là việc xác minh phẩm chất tín dụng của khách hàng tiềm năng. Nếu khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với tiêu chuẩn tối thiểu mà Doanh nghiệp đưa ra thì thì tín dụng thương mại có thể được cấp. Việc thiết lập các tiêu chuẩn tín dụng phải của các nhà quản trị tài chính phải đạt tới sự cân bằng thích hợp.

Thuốc là một mặt hàng đặc thù, có chu kỳ tiêu thụ khác so với các hàng hố tiêu dùng thơng thường. Khi cung cấp thuốc cho khách hàng Công ty thường không thể thu được tiền mặt ngay. Thời gian thu hồi nợ thường là ba tháng. Có thể nói việc chậm thu hồi nợ từ khách hàng đã gây cho cơng ty khơng ít khó khăn. Cơng ty cần có chính sách tín dụng phù hợp hơn để hạn chế việc bị chiếm dụng vốn, Cụ thể là chính sách chiết khấu, một chính sách chiết khấu hấp dẫn có thể đẩy nhanh tốc độ thu hồi công nợ của Công ty. Công ty cần xác định cụ thể mức dự trữ tiền mặt hợp lý đối với đơn vị mình để tránh tình trạng lãng phí vốn.

3.2.2 Quản lý dự trữ, tồn kho

Trong quá trình luân chuyển vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hoá dự trữ, tồn kho là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của Doanh nghiệp. Đối với một Doanh nghiệp thương mại như Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế thì dự trữ tồn kho là hàng hoá dự trữ để bán. Doanh nghiệp phải xác định được điểm đặt hàng mới và lượng dự trữ an tồn.

Về mặt lý thuyết, có thể giả định khi nào lượng hàng kỳ trước hết mới nhập kho lượng hàng mới. Trog thực tiễn hoạt động không một Doanh nghiệp nào để đến khi nguyên liệu hết rồi mới đặt hàng. Nhưng nếu đặt hàng quá sớm thì sẽ làm tăng lượng nguyên liệu tồn kho, điều này tương ứng với việc các khoản chi phí về hàng tồn kho của Doanh nghiệp cũng tăng lên. Do vậy Doanh nghiệp cần xác định thời điểm đặt hàng mới.

Thời điểm đặt hàng mới được xác định bằng số lượng nguyên liệu sử dụng mỗi ngày nhân (x) với độ dài thời gian giao hàng.

Lượng dự trữ an toàn là lượng dự trữ thêm vào lượng dự trữ tại thời điểm đặt hàng.

Tài sản lưu động là những tài sản thường xuyên biến động trong mỗi chu kỳ kinh doanh của Doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động một cách hiệu quả nhất Doanh nghiệp phải phân tích kỹ càng những khoản mục cụ thể đối với đơn vị mình trong từng giai đoạn cụ thể của chu kỳ kinh doanh.

3.2.3 Đào tạo , bồi dưỡng cán bộ- hoàn thiện bộ máy quản lý

Đào tạo bồi dưỡng cán bộ là vấn đề quan trọng hàng đầu mà mỗi Doanh nghiệp luôn quan tâm để phát triển đơn vị mình về lâu dài. Để làm tốt được công tác này Doanh nghiệp cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Xây dựng triết lý kinh doanh và một nền văn hố cơng ty hướng vào con người và những mục tiêu phát triển lâu dài.

- Mục tiêu hướng vào khách hàng bằng những biện pháp cụ thể là đưa tới tay khách hàng những sản phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý nhất.

- Khơng ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ trong Cơng ty, tuyển lựa những trình dược viên có trình độ, năng nổ hoạt động để hiệu quả của Công ty tại các nhà thuốc.

3.2.4 Nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường

Thị trường là nơi hàng hoá của Công ty được tiêu thụ. Thị trường không những tác động đến đầu ra, đầu vào của Cơng ty mà cịn quyết định đến quy mô và cách thức kinh doanh của Công ty.

Nghiên cứu thị trường Công ty sẽ biết được trên thị trường nào khả năng bán hàng của Công ty là triển vọng nhất. Công ty sẽ xác định được hướng hoạt động trong thời gian tới.

Nhu cầu của thị trường ảnh hưởng lớn đến lượng hàng hoá dự trữ điều chỉnh lại việc kinh doanh cho phù hợp.

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, mỗi Doanh nghiệp phải ln đổi mới để thích ứng kịp thời với những thay đổi của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Khai thác thị trường, tạo lập được thế mạnh của Công ty trên thị trường, phát huy triệt để những thế mạnh của Công ty trong lĩnh vực hoạt động của mình là điều kiện quan trọng để Cơng ty tồn tại và phát triển.

3.2.5 Quảng cáo giới thiệu sản phẩm

Đây là một hoạt động quan trọng để Cơng ty giới thiệu sản phẩm của mình đến đơng đảo người tiêu dùng. Hoạt động này quyết định lớn đến khâu tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Công ty cần đa dạng hóa hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thơng tin đại chúng, đa dạng hố phương thức quảng cáo như: quảng cáo trên đài, báo, tờ rơi, thông qua các hoạt động từ thiện…

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của công ty Cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế.doc (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w