Đánh giá và phân loại khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng ngân hàng.doc (Trang 75 - 77)

- Vốn tự có của Ngân hàng còn hạn chế cho nên việc huy động vốn trên thị trờng cũng nh khả năng cấp tín dụng cho DNDD còn gặp nhiều khó

3.2.5.Đánh giá và phân loại khách hàng

Thờng xuyên xem xét đánh giá tình hình tài chính của DNDD sẽ giúp cho ngân hàng nắm đợc thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó, xác định rõ nguyên nhân, mức độ ảnh hởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính của khách hàng. Căn cứ vào kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp,

ngân hàng thực hiện đợc việc phân loại khách hàng, từng bớc thanh lọc những khách hàng yếu kém, thu hút đầu t những khách hàng hoạt động tốt và phải thiết lập mối quan hệ tốt và lâu dài với khách hàng.

Trên cơ sở đánh giá khách hàng, Chi nhánh nên thực hiện việc phân loại khách hàng theo tiêu thức sau:

- Loại 1: là các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, sản xuất kinh doanh có lãi và ổn định, sòng phẳng trong quan hệ vay mợn với ngân hàng và các bạn hàng, không có nợ quá hạn, có uy tín trên thị trờng, sản phẩm có triển vọng và đợc a thích.

- Loại 2: là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không ổn định, lỗ lãi bất thờng, uy tín với ngân hàng cha cao.

- Loại 3: là các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không sòng phẳng trong quan hệ vay mợn, có nợ quá hạn, nợ xấu, ban giám đốc có trình độ năng lực yếu kém, cha đa ra đợc các giải pháp khắc phục tình trạng hiện thời.

Đây chỉ là một trong số rất nhiều cách để phân loại DNDD của ngân hàng. Trên cơ sở phân loại này, ngân hàng sẽ đa ra các chính sách tín dụng phù hợp. Ví dụ nh theo cách phân loại trên, có thể mở rộng tín dụng với các doanh nghiệp thuộc loại 1 theo hớng mở rộng về quy mô tín dụng, cho vay theo hình thức cấp hạn mức tín dụng, cho vay dự án trung dài hạn, hoặc cho vay không có tài sản đảm bảo. Đây cũng là các doanh nghiệp mục tiêu của bất kỳ một ngân hàng nào, do đó việc giữ và thu hút DNDD thuộc nhóm này là rất quan trọng. Với các doanh nghiệp thuộc nhóm 2, ngân hàng có thể cho vay trên cơ sở xem xét đến tài sản đảm bảo, và doanh nghiệp thuộc nhóm 3 Chi nhánh cần tìm cách từ chối cho hợp lý, nếu là doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì cần tìm cách thu hồi vốn nhanh chóng. Tuy nhiên một điều quan trọng không kém là chính sách tín dụng nh thế nào còn phụ thuộc vào phơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Chi nhánh nên đổi mới phơng pháp t duy, đa vấn đề hiệu quả của phơng án xin vay là yếu tố

hàng đầu để quyết định cho vay hay các quyết định khác liên quan đến chính sách tín dụng của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng ngân hàng.doc (Trang 75 - 77)