Thực trạng ban hành và thực thi các văn bản pháp luật đối với hệ thống chợ

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội (Trang 30 - 38)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng ban hành và thực thi các văn bản pháp luật đối với hệ thống chợ

chợ loại III trên địa bàn huyện Thạch Thất, TP Hà Nội

Hệ thống chợ loại III trên địa bàn huyện Thạch Thất trong mấy năm gần đây đang được quan tâm rất nhiều. Hệ thống chợ loại III càng dần nâng cấp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn huyện. Cùng với đó cần có sự quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ loại III trên địa bàn. Nội dung quản lý bao gồm tất cả các nội dung trong quản lý. Tuy nhiên, đối với đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về thực trạng ban hành và thực thi các văn bản pháp luật đối với hệ thống chợ trên địa bàn huyện Thạch Thất.

Xây dựng và phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện Thạch Thất là một vấn đề đang được cơ quan quản lý quan tâm. Hệ thống chợ gắn liền với nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn huyện. Do vậy, các văn bản nhằm phát triển hệ thống chợ là rất cần thiết hiện nay. Trong mấy năm gần đây, hệ thống chợ trên địa bàn huyện Thạch Thất đang được nâng cấp, cải tạo theo quy hoạch tổng thể của huyện Thạch Thất.

Nhiều chợ đã được xây dựng ở các địa điểm khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân tốt nhất. Đầu tư xây dựng chợ loại III được xây dựng ở địa điểm chỉ được thực hiện khi đã tiến hành khảo sát kĩ thuật về nhu cầu hợp chợ, vị trắ phù hợp, quy mô hợp lý và kiên quyết không để xảy ra tình trạng chợ xây dựng xong nhưng không hoạt động. Theo Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5058/QĐ-UBND ngày 05/11/2012, ngoài 16 chợ đã được phân hạng theo Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 27/8/2010 của UBND thành phố, trên địa bàn huyện Thạch Thất còn có 08 chợ trong quy hoạch trong đó đã đầu tư xây dựng 03 chợ (chợ Cẩm Yên, chợ Kim Quan, chợ Lại Thượng) còn lại 05 chưa đầu tư xây dựng. Tuy nhiên sau khi rà soát lại Quy hoạch và căn cứ nhu cầu thực tế trên địa bàn huyện, UBND huyện Thạch Thất đã đề xuất điều chỉnh quy hoạch từ 08 chợ chưa đầu tư xây dựng còn 07 chợ (Chợ Phú Kim: Do địa bàn xã Phú Kim gần chợ Thị trấn Liên Quan). Các quyết định quy hoạch các chợ đều phải dựa vào nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Nhiều chợ trên địa bàn các huyện lân cận khi xây dựng xong có tình trạng chợ không đi vào hoạt động hay chợ không đi vào hoạt động thường xuyên. Từ đó, UBND huyện đã có những khảo sát từ nhân dân để có thể đưa ra những quy hoạch phù hợp tránh tình trạng lãng phắ và hình thành các nguyên tắc đối với xây dựng và hình thành các chợ:

- Các chợ được xây dựng với quy mô khác nhau phù hợp với khối lượng hàng hóa lưu thông trên địa bàn huyện Thạch Thất góp phần phát triển sản xuất và đẩy mạnh giao lưu hàng hóa, chú trọng phát triển các chợ ở địa phương có lượng dân cư sinh sống như chợ Săn thị trấn Liên Quan, chợ Nủa xã Bình PhúẦ

- Quy hoạch phát triển chợ phải đồng bộ với quy hoạch xây dựng các khu dân cư, các công trình giao thông, điện, cấp thoát nước và các công trình công cộng khác bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.

- Tất cả các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa, nâng cấp chợ phải thực hiện đúng quy hoạch và đề án đã được phê duyệt.

Tắnh đến tháng 9/2019 hầu hết các đề án liên quan đến xây dựng mới, cải tạo nâng cấp chợ trên địa bàn huyện Thạch Thất đều được diễn ra theo đúng đề án. Một số địa phương chưa có chợ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân đều đã được

xây dựng cũng như cải tạo một số chợ đã xuống cấp nhiều năm. Từ đó giúp cho cơ quan quản lý dễ kiểm soát hoạt động diễn ra trong hệ thống chợ và có những kế hoạch phù hợp để phát triển chợ trên địa bàn huyện Thạch Thất. Tập trung cải tạo, nâng cấp đối với các chợ đã xây dựng và đang đi vào hoạt động đồng thời mở rộng các chợ hiện có ở những nơi có điều kiện để đạt tiêu chắ chợ nông thôn.

Gắn với thực hiện tiêu chắ số 7 về chợ nông thôn của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng chợ nông thôn mới và chợ an toàn thực phẩm thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia. Đồng thời, tạo sự phối hợp và gắn kết chặt chẽ với hệ thống chợ trên địa bàn theo Quy hoạch mạng lưới bán lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 5058/ QĐ - UBND ngày 05/11/2012 của UBND Thành phố Hà Nội. Để đảm bảo quyết định 5058/ QĐ - UBND ngày 05/11/2012 của UBND Thành phố Hà Nội được thực thi một cách hiệu quả trên địa bàn huyện Thạch Thất đã ban hành những quyết định phù hợp với điều kiện trên địa bàn huyện. Một số văn bản, quyết định UBND huyện ban hành gần đây nhất như: Ngày 10/5/2019 nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chợ trên địa bàn huyện đã ban hành Kế hoạch số 144/KH- UBND ngày 10/5/2019 của UBND huyện về việc tập huấn phổ biến kiến thức về ATTP cho các cơ sở, hộ gia đình sản xuất và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện Thạch Thất. UBND huyện Thạch Thất tổ chức tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho các cơ sở, hộ gia đình sản xuất và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện Thạch Thất năm 2019 với mục đắch:

+ Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như kiến thức an toàn thực phẩm cho người quản lý, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng trên địa bàn huyện về vấn đề ATTP.

+ Khống chế ngộ độc thực phẩm, hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn huyện.

+ Tăng tỉ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc diện cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP.

Bên cạnh các văn bản nhằm đảm bào về sinh an toàn thực phẩm còn có các văn bản như Văn bản số 371/KT ngày 25/6/2019 của Phòng Kinh tế đề nghị UBND các

xã, thị trấn có chợ thực hiện ký cam kết chống rác thải nhựa tại các chợ:

Hưởng ứng 'Phong trào chống rác thải nhựa' do Thủ tướng Chắnh phủ phát động và chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội nhằm thay đổi thói quen sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế rác thải nhựa, tăng cường sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, khuyến khắch sử dụng bao bì, túi đựng nhiều lần. Phòng Kinh tế đề nghị UBND các xã, thị trấn có chợ chỉ đạo Ban quản lý chợ cam kết chống rác thải nhựa. Nhằm giảm thiểu lượng rác thải nhựa được xả ra ngoài môi trường thì UBND huyện đã chỉ đạo về các địa phương trên địa bàn huyện có những chương trình tuyên truyền, phố biến xuống nhân dân. Tuy nhiên công tác phân loại rác, chống rác thải nhựa còn gây không ắt khó khăn cho cấp quản lý nhất là không đồng bộ từ nguồn đến dịch vụ thu gom rác thải. Nguồn gốc của việc phân loại rác hay hạn chế sử dụng bao bì nilong phải chắnh từ thói quen của người tiêu dùng và từ chắnh ngôi nhà của chúng ta. Thói quen tiêu dùng đã khiến cho cơ quan quản lý rất khó để có thể thay đổi thói quen của nhân dân một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều hộ gia định đã hưởng ứng phong trào này và có những phản hồi rất tốt là cơ sở cho cơ quan chức năng có những kế hoạch phù hợp.

Chuyển đổi mô hình quản lý chợ được coi là một giải pháp hiệu quả đối với hệ thống chợ hiện nay. Chuyển đổi mô hình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chợ bằng cách chuyển đổi hình thức quản lý từ Tổ chức quản lý sang Ban quản lý chợ hoặc hợp tác xã hay doanh nghiệp quản lý chợ phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện và đảm bảo phát triển theo mô hình nông thôn mới. Thấy được sự quan trọng trong việc chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh chợ, Ngày 30/6/2017 UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 155/KH- UBND về chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn huyện Thạch Thất giai đoạn 2017-2020. Kế hoạch được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 7804/QĐ-UBND ngày 18/11/2017 phê duyệt kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn huyện Thạch Thất giai đoạn 2017-2020. Trong Kế hoạch số 155/KH- UBND ngày 30/6/2017, UBND đã đưa ra thực trạng mô hình quản lý chợ hiện tại và những tồn tại còn gặp phải trong công tác quản lý. Thực trạng mô hình quản lắ chợ trên địa bàn huyện Thạch Thất thực hiện theo mô hình là tổ quản lý chợ do UBND xã, thị trấn quyết định thành lập. Trong những năm qua, tổ quản lý chợ được giao quản lý chợ đã

duy trì ổn định hoạt động của các chợ, đảm bảo văn minh thương mại, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện môi trường, thực hiện chắnh sách an sinh xã hội; tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ, giải quyết một phần công ăn việc làm, nâng cao đời sống người lao động và một phần cân đối thu chi nộp ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, các mô hình quản lắ chợ trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại như:

+ Mô hình tổ chức không thống nhất, chưa đáp ứng được yêu cầu và xu thế phát triển kinh tế xã hội.

+ Bộ máy quản lý chưa đồng đều, hạn chế hoạt động kinh doanh, khai thác chợ, chưa phát huy hết các nguồn lực cho đầu tư phát triển, xây dựng và quản lý kinh doanh khai thác chợ, hàng năm, các xã, thị trấn vẫn chi ngân sách vào đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang chợ.

Từ những tồn tại trong mô hình quản lý chợ trên địa bàn huyện Thạch Thất thì việc chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn huyện là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, khai thác tối đa hiệu quả kinh doanh của các chợ, tạo công ăn việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động và nộp ngân sách cho nhà nước. Theo kế hoạch chuyển đổi mô hình kinh doanh chợ, ngày 10/9/2018 UBND huyện đã có văn bản số 1721/UBND ỜKT về việc hướng dẫn xây dựng phương án chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn huyện Thạch Thất. Văn bản được đề ra nhằm hướng dẫn xây dựng phương án chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn huyện Thạch Thất với mục tiêu đã được xây dựng:

+ Đảm bảo phát triển mạng lưới chợ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, hệ thống chợ của thành phố Hà Nội nói chung và huyện Thạch Thất nói riêng đảm bảo chợ hoạt động đúng mục đắch.

+ Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lắ chợ, nâng cao hiệu quả quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn huyện. Hoàn thành chuyển đổi 100% các chợ sang mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã quản lắ kinh doanh khai thác chợ.

+ Thu hút các nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế đầu tư, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất hệ thống chợ.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh tại các chợ kinh doanh ổn định và phát triển, thu hút thêm nhiều lao động vào kinh doanh và dịch vụ trong chợ.

Tắnh đến tháng 9/2019, đa số các chợ trên địa bàn huyện đều được quản lý dưới sự lãnh đạo của tổ quản lý. Có một số chợ với quy mô diện tắch lớn thường diễn ra hoạt động mua bán theo những ngày cố định trong tháng và những chợ có diện tắch quy mô nhỏ hơn thường diễn ra tất cả các ngày trong tuần để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác phát triển và quản lý chợ vẫn còn gặp những bất cập cần khắc phục. Hầu hết các chợ trên địa bàn huyện Thạch Thất đang bị xuống cấp nghiêm trọng không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trườngẦ Công tác quản lý và phát triển chợ, triển khai quy hoạch tại huyện còn chậm chưa đồng bộ. Mặc dù, đã phê duyệt 100% kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ song một số địa phương chưa giải quyết được những khó khăn vướng mắc trong một thời gian dài ảnh hưởng đến thu ngân sách của huyện.

Các văn bản, quy định được ban hành đều mang tắnh cấp thiết đối với tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thạch Thất. Các văn được ban hành và đi vào thực thi đã khắc phục được tình trạng cơ sở hạ tầng xuống cấp ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, nhiều chợ được xây dựng mới theo quy hoạch tổng thể kinh tế của huyện Thạch Thất. Từ đó đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn huyện. Với nhu cầu của người dân ngày tăng cao như vậy thì lại càng yêu cầu khắt khe hơn đối với các mặt hàng kinh doanh trong chợ, vệ sinh môi trường ở gần khu dân cư. Các mặt hàng kinh doanh trong chợ phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì đa số mặt hàng tiêu dùng trong chợ là các mặt hàng thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày của người dân. Do vậy, các văn bản ban hành đã được mọi người hưởng ứng và thực thi mạng lại hiệu quả cao và công tác quản lý cũng trở lên dễ dàng hơn. Từ đó thúc đẩy kinh tế huyện phát triển, phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế. Bên cạnh đó, UBND huyện Thạch Thất vẫn chưa có các văn bản cụ thể đối với quy hoạch riêng của từng chợ. Các chợ được xây dựng mới vẫn chưa đảm bảo an toàn đối với hoạt động kinh doanh trong chợ. Các chợ vẫn chưa xây dựng từng kiot cụ thể cho các hộ kinh doanh mà chỉ là một chỗ cố định cho hộ kinh doanh buôn bán. Đối với mặt hàng quần áo, hộ kinh doanh vẫn phải mang đi rồi mang về chứ chưa có kho cho hộ kinh doanh chứa hàng. Hệ thống phòng chống cháy nổ trong chợ vẫn chưa được quan tâm sát sao. Do vậy, chưa đảm bảo được an toàn cho

hoạt động kinh doanh trong chợ. Mặt khác, đối với thực phẩm tiêu dùng hàng ngày chưa có khu kiểm dịch đối với các mặt hàng tiêu dùng. Hầu hết, các mặt hàng thực phẩm tiêu dùng hàng ngày đều do các hộ kinh doanh mang đến và không được kiểm tra trước khi cho vào chợ. Từ đó, chất lượng của sản phẩm chưa được đảm bảo và ảnh hưởng đến hoạt động tiêu dùng của nhân dân.

Bên cạnh các văn bản, quyết định mà UBND huyện Thạch Thất ban hành thì cơ quan chức năng đã sử dụng những công cụ hay nguyên tắc nào để quản lý hoạt động hệ thống chợ trên địa bàn huyện. Theo nguyên tắc, các công cụ QLNN đối với hệ thống chợ có công cụ pháp luật, công cụ kế hoạch, công cụ chắnh sách kinh tế. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Thạch Thất các công cụ được sử dụng chủ yếu để quản lý hệ thống chợ có công cụ kinh tế và công cụ chắnh sách kinh tế. Công cụ pháp luật trong quản lý hệ thống chợ được nhấn mạnh trong các văn bản của UBND huyện Thạch

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w