Về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô.DOC (Trang 62 - 65)

Hiện nay, Công ty chủ yếu sử dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình: chi phí sản xuất liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó. Tuy nhiên, để phù hợp với đặc điểm từng công trình Công ty triển khai, nâng cao hiệu quả công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty có thể áp dụng kết hợp với một số phương pháp hạch toán và tính giá thành khác như:

* Về phương pháp tính giá thành:

- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Các chi phí sản xuất

đặt hàng kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.

Thực tế cho thấy, tại Công ty, ngoài việc xây dựng mới các công trình, Công ty còn thực hiện nhiều hợp đồng cải tạo, nâng cấp các công trình. Các hợp đồng loại này thường có đặc điểm là thời gian thi công thường ngắn, giá trị khối lượng xây lắp không lớn, nên bên chủ đầu tư thường thanh toán cho Công ty khi đã hoàn thành toàn bộ công trình theo hợp đồng.

Vì vây, theo em, với những loại hợp đồng như trên, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành, Công ty nên sử dụng thêm phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng ngoài phương pháp tính giá thành trực tiếp truyền thống của Công ty. Ưu điểm của phương pháp này là cho phép quản lý chi phí và giá thành xây lắp của các đơn đặt hàng một cách chi tiết, chặt chẽ. Đồng thời, đây cũng là phương pháp tính toán đơn giản, nhanh chóng vì ngay khi hoàn thành hợp đồng có thể tính ngay được giá thành xây lắp của các đơn đặt hàng mà không phải đợi đến hết kỳ hạch toán, đáp ứng kịp thời số liệu cần thiết cho công tác quản lý.

- Phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành theo đơn vị hoặc khu vực thi công: phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh

nghiệp xây lắp thực hiện khoán. Đối tượng hạch toán chi phí là các bộ phận, đơn vị thi công như tổ đội sản xuất hay các khu vực thi công. Trong từng đơn vị thi công lại được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí như hạng mục công trình.

* Về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

- Hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Theo chế độ kế toán hiện hành, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hạch toán vào TK 621. Tuy nhiên khi xuất nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ công

TK 1521 - Vật liệu TK 1522 - Nhiên liệu TK 1523 - Phụ tùng

Khi đó nếu xuất vật liệu, nhiên liệu hay phụ tùng phục vụ công trình kế toán ghi:

Nợ TK 621 - Chi tiết cho đối tượng Có TK 152 - Chi tiết theo NVL xuất.

Khi đó kế toán dễ dàng quản lý, so sánh mức tiêu hao của từng loại vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng cho từng công trình.

- Về việc hạch toán và trích khấu hao tài sản cố định:

Hiện nay, các tài sản cố định sử dụng ở các đội phục vụ cho việc thi công công trình (không tính xe, máy thi công) và ở bộ phận văn phòng đội đều do kế toán Công ty quản lý và trích khấu hao.

Đến kỳ trích khấu hao, kế toán Công ty hạch toán Nợ TK 642 (6424)

Có TK 214

Cuối tháng, tính và phân bổ cho các công trình theo định khoản: Nợ TK 6278

Có TK 642 (6424)

Cách hạch toán này là chưa hợp lý, Công ty nên giao cho các đội tự quản lý và trích khấu hao tài sản cố định mà mình đang sử dụng.

Đến kỳ trích khấu hao, kế toán đội tính và phân bổ cho các công trình vào tài khoản 627 - 6274 - Chi tiết công trình

Nợ TK 627 (6274) Có TK 214

- Về việc hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài :

thể cả nhân viên trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý. Nhưng việc hạch toán tiền lương cho nhân công thuê ngoài là chưa đúng với chế độ.

Hiện nay, các khoản phải trả cho nhân công thuê ngoài của Công ty được hạch toán trên tài khoản 3388 là chưa hợp lý, vậy theo em công ty nên đưa khoản chi phí nhân công thuê ngoài vào TK 334 (3342- chi tiết nhân viên thuê ngoài) như vậy vẫn thuận tiện cho việc theo dõi tiền lương phải trả cho công nhân trong biên chế của doanh nghiệp và nhân viên thuê ngoài.

Một điểm khác nữa cũng cần được lưu ý ở đây là Công ty không thực hiện việc trích nộp BHXH, BHYT cho những lao động thuê ngoài không nằm trong danh sách lao động của xí nghiệp mà chỉ trích 2% KPCĐ tính vào chi phí .

Để khắc phục nhược điểm này cũng như để đảm bảo quyền lợi cho người lao động Công ty nên thực hiện việc trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng quy định của Bộ tài chính “ với những lao động hợp đồng có thời gian làm việc từ 3 tháng trở lên đều được thực hiện trích nộp”

Khi tính các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp và công nhân điều khiển máy thi công, kế toán ghi:

Nợ TK 6271(Chi tiết công trình) Có TK 338 (3382,3383,3384) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô.DOC (Trang 62 - 65)