Kiến nghị đối với các doanh nghiệp XNK

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro TTQT đối với Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô.DOC (Trang 59 - 61)

- Trình độ về TTQT của các doanh nghiệp XNK còn thấp, không nắm rõ được các thông quốc tế, các hiệp ước trong trao đổi buôn bán giữa các quốc gia Hiện nay

3.3.1 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp XNK

- Các doanh nghiệp XNK cần có kiến thức TTQT, có cán bộ có chuyên môn về TTQT. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp rủi ro khi tham gia vào buôn bán trao đổi hàng hóa với nước ngoài, lý do chính là chúng ta chưa có các kiến thức đầy đủ khi tham gia vào sân chơi quốc tế. Trong phần lớn các vụ kiện giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp khác thì chúng ta đều thua kiện. Vì vậy cần có cán bộ am hiểu về TTQT để tư vấn, thực hiện các thủ tục đảm bảo đúng qui trình và pháp luật. Khi tham gia buôn bán trao đổi ngoại thương cần chú ý:

+ Tình hình kinh tế, chính trị, pháp luật của quốc gia đó.

+ Các thông tin về bạn hàng để đảm bảo việc thanh toán hoặc cung cấp hàng hóa.

+ Uy tín, chất lượng và độ tin cậy của các ngân hàng tham gia.

- Lựa chọn ngân hàng phục vụ phù hợp và có uy tín, tích cực phối hợp với ngân hàng để hoàn thiện các thủ tục cần thiết, không có sai sót và có cơ sở pháp lý khi có tranh chấp ngoại thương xảy ra.

- Cần tích cực nghiên cứu thị thường, so sánh xem nên xuất khẩu và nhập khẩu những mặt hàng nào, số lượng là bao nhiêu, từ thị trường nào?

3.3.2 Kiến nghị đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước có liên quan đến hoạt động TTQT

- Các cơ quan nhà nước có vai trò quan trọng và chi phối các hoạt động TTQT vì hoạt động TTQT liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như:

+ Tỷ giá hối đoái, lãi suất các đồng tiền

+ Thuế XNK, các khoản phí, lệ phí, vận chuyển, bảo hiểm, thủ tục hải quan + Hệ thống pháp luật: luật quốc gia và luật quốc tế

- Để hoạt động TTQT phát triển thì các cơ quan quản lí vĩ mô, cụ thể là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có các biện pháp cụ thể sau:

+ Bình ổn tỷ giá hối đoái, bên cạnh đó phát triển và điều tiết các thị trường tiền tệ để các đồng tiền náy không biến động quá lớn, không có tình trạng thiếu hụt ngoại tệ, gây tâm lý bất ổn cho thị trường

+ Tham mưu tư vấn cho chính phủ để có các chính sách vĩ mô đúng đắn, tạo động lực phát triển kinh tế, bình ổn thị trường trong nước và tăng cường trao đổi buôn bán với nước ngoài.

+ Có những hướng dẫn kịp thời, chi tiết đến các ngân hàng và các đơn vị kinh tế các cơ quan có liên quan đến hoạt động TTQT về thay đổi trong luật, văn bản dưới luật, các quyết định ảnh hưởng đến hoạt động TTQT.

- Bộ tài chính, bộ công thương, các viện kinh tế cần đưa ra những chỉ dẫn cụ thể để các NHTM và các doanh nghiệp thực hiện theo như:

+ Thường xuyên thông báo, đưa ra những thông tin thị trường: biến đổi về tỷ giá hối đoái, những biến đổi về giá cả các mặt hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết và có các quyết định đúng đắn khi tham gia hoạt động TMQT.

+ Khi có các biến động lớn hoặc những thay đổi về các quy định của cơ quan Nhà nước thì cần có văn bản thông báo, hướng dẫn kip thời đến các NHTM và các doanh nghiệp có liên quan.

+ Phối hợp với Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ đô khi có các phát sinh xảy ra trong qua trình thực hiện các nghiệp vụ TTQT để giải quyết.

KẾT LUẬN

Xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế của Việt Nam hiện nay đã mở ra rất nhiều cơ hội kinh doanh quốc tế cho các khách hàng và Ngân hàng thương mại trong nước. Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô trước cơ hội mới đã có nhiều biện pháp để phát triển hoạt động TTQT. Trong thời gian qua, với sự quan tâm sát sao của Ban lãnh đạo Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô, cùng với sự nỗ lực của toàn hệ thống, họat động TTQT của Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên đang nảy sinh nhiều nguy cơ rủi ro vì mới đi vào hoạt động. Để đạt được mục tiêu của Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô là phát triển bền vững, vấn đề đặt ra là phải tìm ra các giải pháp để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT. Vấn đề rủi ro TTQT là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, nếu nhận biết và áp dụng các giải pháp phòng ngừa và hạn chế thích hợp sẽ góp phần phát triển mạnh mẽ và bền vững hoạt động TTQT.Bài chuyên đề chỉ xin đóng góp một vài quan điểm của em sau quá trình học tập tại Đại học Kinh tế quốc dân và 4 tháng thực tập tại Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô. Em hy vọng bài chuyên đề sẽ đưa ra một số ý kiến hữu ích giúp Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ đô trong việc hạn chế rủi ro TTQT.

Sau một thời gian thực tập tạo NHNo&PTNT Thủ đô đã đem lại cho em rất

nhiều kinh nghiệm thực tế cũng như qui trình thanh toán trong NHTM. Đây thực sự là một cơ hội tốt để em vận dụng những kiến thức sách vở vào thực tế, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho em trong công việc sau khi ra trường.

Em xin cám ơn sự giúp đỡ của Pgs.,Ts Nguyễn Thị Thu Thảo và các anh chị công tác tại bộ phận TTQT-phòng Kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô trong suốt thời gian qua đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này./.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro TTQT đối với Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô.DOC (Trang 59 - 61)

w