- Công tác huy động vốn:
2.2.3.1. Xây dựng quy chế, quy trình hoạt động cho các nghiệpvụ TTQT theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.
theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.
- Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam chưa có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về thanh toán quốc tế, do đó hình thành là một trở ngại lớn cho các ngân hàng trong hoạt động TTQT. Các văn bản pháp luật điều chỉnh các phương thức thanh toán mới chỉ dừng lại ở mức các văn bản dưới luật hướng dẫn hoặc quy định một số nội dung cụ thể do ngân hàng nhà nước đặt ra. Việc áp dụng UCP 600, URC 522, URR 525 vào thực tiễn hoạt động tại Việt Nam mới chỉ là tự phát của các ngân hàng mà chưa có một sự hướng dẫn thống nhất từ Chính phủ hoặc Ngân hàng Nhà nước.
- Để khắc phục những bất cập này, Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô đã ban hành các văn bản hướng dẫn cũng như các văn bản liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế, qui trình TTQT, cơ chế cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các bước thực hiện các nghiệp vụ như: chuyển nhượng thư tín dụng, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo L/C, nhờ thu…
+ Quy chế thanh toán quốc tế được ban hành quy định cụ thể về nghĩa vụ, trách nhiệm của các phòng ban, bộ phận liên quan đến giao dịch thanh toán quốc tế tại Ngân hàngNN&PTNT Thủ Đô và các điều kiện cơ bản để thực hiện giao dịch đó.
+ Trách nhiệm của các cá nhân và bộ phận tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế, các chứng từ cần thiết trong từng loại nghiệp vụ, trình tự tiến hành các giao dịch thanh toán quốc tế một cách thống nhất trong toàn hệ thống, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, nhằm hạn chế đến mức tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp.
2.2.3.2.Trình độ của cán bộ TTQT trong ngân hàng cần được nâng cao thông qua các đợt tập huấn, các khóa dào tạo chuyên nghiệp
Con người luôn là trung tâm của mọi hoạt động, con người vừa là chủ thể vừa la mục đích và động lực cho sự phát triển. Việc vận dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong hoạt động TTQT chỉ nhằm mục đích nâng cao tốc độ xử lý giao dịch và chất lượng dịch vụ TTQT, giảm bớt các thao tác xử lý của con người, tăng cường hiệu quả trong thanh toán quốc tế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàngNo&PTNT Thủ Đô là do trình độ cán bộ còn có những sơ sót nhất định. Vì vậy, công tác tổ chức đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cán bộ thanh toán quốc tế là một yếu tố quan trọng nhằm hạn chế các rủi ro trong thanh toán quốc tế. Các công việc cụ thể là:
+ Tiêu chuẩn hoá cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế: bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của công việc. Hiện nay tại Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô, bộ phận thanh toán quốc tế có 3 cán bộ, vì đây là một chi nhánh mới được thành lập nên số lượng thanh toán quốc tế qua chi nhánh không nhiều do đó bộ phận thanh toán quốc tế đã thực hiện tương đối tốt công việc nhưng sau một thời gian ngắn nữa khi hoạt động thanh toán quốc tế phát triển thì cần bổ sung thêm đội ngũ cán bộ đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn.
+ Hàng quí đều cử các cán bộ TTQT đi tham gia các khóa tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ thực hiện TTQT nhằm đáp nâng cao năng lực, trình độ cán bộ, thường
xuyên cập nhật những thông tin quốc tế nhằm tạo cho cán bộ có điều kiện bắt kịp với tình hình biến động của thế giới.
+ Đa dạng hoá các hình thức đào tạo bao gồm đào tạo chính quy và không chính quy, kết hợp đào tạo đào tạo tại chỗ với đào tạo từ xa, đào tạo ngắn hạn với đào tạo dài hạn. Việc đào tạ hiện nay còn sơ sài, không cập nhật thực thế do đó hiệu quả của việc đào trạo còn hạn chế.
+ Có cơ chế, chính sách khuyến khích bằng các hình thức vật chất hoặc khen thưởng cho cán bộ TTQT tự nghiên cứu tìm hiểm các kiến thức có liên quan đến TTQT để nâng cao trình độ phù hợp với cương vị được giao như: vẫn hưởng lương bình thường và có bồi dưỡng khi tham gia các đợt tập huấn.
2.2.3.3. Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro cho các nghiệp vụ có liên quan đến TTQT của các bộ phận khác trong Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ đô
Trong ngân hàng No&PTNT Thủ Đô, các bộ tín dụng, kinh doanh, đầu tư, thanh toán quốc tế gộp chung thành phòng kinh doanh. Đó là một khó khăn nhưng cũng có thể là một thuận lợi của chi nhánh. Vì vậy công việc dặt ra đối với ngân hàng là phải làm sao phát huy mặt lợi thế và tìm cách khắc phục khó khăn để đem lại hiệu quả cao nhất cho mọi hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Thủ đô.
- Khó khăn: không phân rõ chức năng chuyên môn, gặp nhiều khó khăn trong việc ra quyết định. Việc ra quyết định luôn gắn liền trách nhiệm của người ra quyết định đó, nếu có sai sót thì phải chịu trách nhiệm. Vì vậy cần phân rõ quyện hạn, trách nhiệm của từng bộ phận; cá nhân trong Chi nhánh ngân hàng để từng người biết rõ mình cần làm gì.
- Thuận tiện: Các bộ phận có mối quan hệ khăng khít với nhau nên khi ra quyết định cá bộ phận có thể giúp đỡ nhau, tạo thuận tiện trong việc thực hiện các nghiệp vụ có liên quan. Nhưng có một mặt trái là nhiều lúc mất nhiều thời gian để thống nhất giữa các bộ phận với nhau.
TTQT không thể phát triển một cách độc lập với các nghiệp vụ khác của ngân hàng Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô. Giữa ba mặt nghiệp vụ: tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tồn tại một mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là khâu cơ sở để phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Ngược lại, sự phát triển của thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ lại là một trong những yếu tố quyết định cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả và an toàn tín dụng. Trên cơ sở mối quan hệ chặt chẽ giữa ba nghiệp vụ đó, để hạn chế các rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô có những biện pháp hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho các nghiệp vụ liên quan.
Việc phối hợp thực hiện cần thống nhất từ cấp lãnh đạo để công việc không trồng chéo nhau, không mang tính khoa học và thiếu hiệu quả. Vì vậy cần phổ biến cho mọi cán bộ nhân viên trong Chi nhánh ngân hàng biết để thực hiện tốt công việc của mình đồng thời phối hợp giúp đỡ các bộ phận chuyên môn khác có liên quan trong Ngân hàng.
2.2.3.4.Tăng cường thông tin phòng ngừa trong hoạt độngTTQT
- Bộ phận TTQT hàng ngày cập nhật thông tin về thị trường tiền tệ, tỷ giá, tình hình giá cả có thể gây ra những biến động lớn đến nền kinh tế. Những thông tin này
sẽ giúp cán bộ trong ngân hàng có quyết định phù hợp nhất để tránh những rủi ro có thể xảy ra.
- Có nhiều nguồn kênh để thu thập thong tin như:
+ Thông tin từ các tổ chức quốc tế: Worldbank, Ngân hàng Phát triển châu Á ADB, các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới
+ Thông tin từ các tổ chức nhà nước như các bộ thương mại, tài chính, đầu tư.. + Từ các Ngân hàng khác có quan hệ thân thiết, cùng nhau phân tích, đánh giá thị trường để tránh gặp rủi ro không đánh có.
- Những thông tin thu thập được phải được chọn lọc vì có rất nhiều luồng thông tin khác nhau đồng thời phải sử dụng các thông tin đó một cách hiệu quả nhất để áp dụng và công việc của mình một cách hiệu quả nhất.
2.2.3.5. Cơ sở hạ tầng, công nghệ trongTTQT nói riêng và toàn ngân hàng đang từng bước được cải thiện.
- Có mạng máy tính nối mạng swift, fax, telex….
- Phần mềm bảo mật hệ thống thông tin, tránh sự truy cập trái phép mà không được sự cho phép của ngân hàng.
- Có trụ sở là một tòa nhà khang trang, địa chỉ 91 Phố Huế-phường Ngô Thị Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Hiện nay, chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô có 4 phòng giao dịch trên địa bàn thành phố Hà Nội:
+ Phòng Giao dịch Bùi Thị Xuân – 40 Bùi Thị Xuân – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.
+ Phòng Giao dịch số 9 – 18 Ngô Quyền – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội + Phòng Giao dịch số 8 – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
+ Phòng Giao dịch Hai Bà Trưng – 126 Hai Bà Trưng – Quận Hoàn Kiếm – Hà - Hệ thống máy ATM sử dụng trong hệ thống của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Gần đây đã phát hiện ra các sự cố rò rỉ điện gây chết người va qua kiểm tra thi các máy ATM của ngân hàng No&PTNT Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật và đã được yêu cầu chỉnh sửa lại.