- Công tác huy động vốn:
2.2.2.1. Những rủi ro đã xảy ra tại NHNo&PTNT Thủ đô
Tuy mới được thành lập nhưng với đội ngũ cán bộ trong bộ phận TTQT đã có kinh nghiệm lâu năm cộng với cơ sở vật chất hiện đại nên NHNo&PTNT Thủ đô không gặp nhiều rủi ro trong TTQT cũng như tư vấn và hoàn chỉnh bộ hồ sơ thanh toán để cho khách hàng để tránh những rủi ro không đáng có.
a/ Rủi ro trong khâu kĩ thuật - Vào ngày 17/12/2009
Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô nhận được một bức điện chuyển tiền từ ngân hàng Vietcombank sau 4h30 p.m với số tiền là: USD 5.000.000.000
Việc điện đến muộn làm ảnh hưởng đến các tất cả các bên liên quan:
+ Nhà nhập khẩu không chuyển tiền đi theo dung hợp đồng, gây tranh cãi với bên, bên bán không thể nhận được tiền còn bên mua không chuyển tiền đúng thòi hạn đến tận tay bên bán.
+ Bên xuất khâu không nhận được tiền theo đúng thời hạn ảnh hưởng đến việc chu chuyển vốn và sản xuất kinh doanh.
+ Ngân hàng không đáp ứng được hạn mức ngoại tệ trong ngày và có thể bị cảnh cáo từ hội sở chính hoặc ngân hàng Nhà nước.
- Với việc điện chuyển tiền đến muộn trên Ngân hàng No&PTNT Thủ đô đã đề nghị cấp trên cho nhận điện vào ngày 17/12/2009 và đã được chấp nhận
b/ Rủi ro thanh toán
- Trạng thái ngoại tệ không đảm bảo trong thanh toán tại ngân hàng:
Ví dụ 1:
* Trạng thái ngoại tệ ngày 11/01/2010 Chi nhánh phải thanh toán các bộ L/C sau: L/C 1483ILS091000077 USD 302,783.87 L/C 1483ILS 091000071 USD 343,962.00 L/C 1483ILS091000083 USD 31,635.20
∑= USD 678,381.07
Hạn mức giải ngân của ngân hàng bị chặn nên ngân hàng chỉ giải ngân đượcUSD 419,932,87 nên Chi nhánh buộc phải bán cho khách hàng USD 258,948.20.
* Chi nhánh bán cho khách hàng nợ quá hạn USD 28,500.00
Như vậy ngân hàng đã vượt hạn mức ngoại tệ vào ngày11/01/2010 tổng số tiền là USD 296,948.20
Ví dụ 2:
Ngày 09/10/09 Chi nhánh thực hiện giao dịch 1483XBF09000450 mua USD 3.162.000 từ Sở giao dịch ngày hiệu lực 18/12/09 đế bán cho Cty TNHH NewHope Hà Nội để thanh toán L/C số 1483ILS091000074, phát hành ngày 09/10/09, ngày giao hàng muộn nhất 30/1/2010 tại Paskistan để nhập khẩu thức ăn gia súc với số lượng hàng lớn, được phép giao nhiều lần. Do kỳ hạn mua ngoại tệ dài (30 ngày) và theo thường lệ, đến ngàu 18/12/09 thì khách hàng thường gia hàng gần hết nên Chi nhánh ghi mục đích là thanh toán L/C.
Hiện bộ chứng từ chưa về, tuy nhiên khách hàng đã nộp đủ tiền vào ngày18/12/009 và Chi nhánh đã hạch toán bán ngoại tệ cho khách hàng. Hiện tại chi nhánh không thể hủy giao dịch bán ngoại tệ với khách hàng vì trên tài khoản 519101 bị vi phạm hạn mức dư có ngoại tệ.
Chi nhánh phải xin ý kiến cấp trên cho am kết mua lại ở khách hàng và bán lại cho Sở giao dịch ngay khi có đủ tiền trên tài khoản 519101
e/ Rủi ro đạo đức
* Rủi ro đạo đức từ phía nhà nhập khẩu
Có một số khách hàng của Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô khi nhập khẩu hàng hoá đã không dự đoán được xu thế biến động của thị trường nên khi hàng hoá nhập về đến Việt Nam thì giá cả trên thị trường đang hạ, bất lợi cho nhà nhập khẩu. Trước tình hình đó, nhà nhập không thanh toán cho Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô
Ví dụ 1:
Khách hàng thanh toán muộn cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán L/C stt Tên khách hàng Thời hạn thanh
toán Số tiền Số lần
1 CTy TNHH&XNK Hưng Thịnh
31/12/2009 USD 3,000.00 1 2 CTy TNHH&XNK Hưng
Thịnh 31/12/2009 USD10.000.00 1
3 Cty CP Vận tải TM&XD
Xuân Triệu 30/3/2010 USD116.291 1
Ví dụ 3:
Ngày 19/3/2010 đến hạn trả nợ vay cho Cty TNHH Đức Hiếu số tiền là USD
85.000. Do sơ suất của chi nhánh và khách hàng trả tiền trả nợ muộn nên Ngân hàng không đặt mua ngay ngoại tệ cho khách hàng được. Dẫn đến chi nhánh ngân hàng No&PTNT Thủ đô vượt hạn mức so với quui định của Ngân hàng Nhà nước, buộc chi nhánh phải đề nghị No&PTNT Việt Nam bán ngoại tệ cho chi nhánh.
Tóm lại, rủi ro có thể xảy ra trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt động TTQT của ngân hàng có nhiều điểm khác biệt với các ngành kinh doanh khác cả về nguyên nhân và mức độ bởi ngân hàng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Việc tìm kiếm các biện pháp để hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT của Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô là vô cùng cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng và Nhà nước đang vạch chiến lược kinh tế quốc tế với những quyết tâm cao mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong