Từ khi ra đời đến nay BHTG Việt Nam xử lý một TCTD bị đổ vỡ bằng hình thức chi trả tiền gửi được bảo hiểm và sau đó tiến hành thanh lý. Đây là một biện pháp trong giai đoạn đầu mới thành lập thì BHTG Việt Nam áp dụng có hiệu quả, nhưng trong giai đoạn sắp tới, trong tiến trình hội nhập
BHTG Việt Nam nên nghiên cứu cơ chế sáp nhập ngân hàng và thành lập ngân hàng bắt cầu (Bridge Bank), qua đó BHTG Việt Nam sẽ đứng ra quản lý TCTD bị đổ vỡ, cơ cấu lại và thành lập Bridge Bank, sau đó tìm kiếm đối tác có tiềm lực tài chính mạnh để bán lại. Qua đó quyền lợi của người gửi tiền sẽ được bảo vệ một cách tuyệt đối và những cuộc mua bán ngân hàng không làm tổn hại đến các TCTD đang hoạt động lành mạnh và nhất là tâm lý ổn định của người gửi tiền, từ đó tránh được nguy cơ rút tiền gửi hàng loạt.
Trong lịch sử các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra như ở Mỹ vào những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ trước, ở Châu Á năm 1997 và mới đây ở Mỹ vào tháng 09/2008, hầu hết đều bắt nguồn từ sự đổ vỡ của một ngân hàng. Với vai trò là một cơ quan giám sát trong mạng an toàn tài chính quốc gia, cùng với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, tổ chức BHTG phải có vai trò can thiệp khi xảy ra khủng hoảng tài chính. Để thực hiện được vai trò này, ngoài việc phải có địa vị pháp lý rõ ràng, tổ chức BHTG phải có một nguồn tài chính đủ mạnh thì mới có thể xử lý được. Nguồn tài chính này có thể hình thành do phát hành trái phiếu, vay từ Ngân hàng Nhà nước (hạn mức tín dụng đặc biệt) hoặc vay từ nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ, vì trong thực tế, ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới không thể có một tổ chức BHTG nào có đủ tiềm lực tài chính để có thể xử lý khi xảy ra đổ vỡ một số ngân hàng thương mại lớn chứ chưa nói gì đến khủng hoảng tài chính
Hiện nay, nguồn vốn hoạt động của BHTGVN ngoài 1.000 tỷ đồng do ngân sách Nhà nước cấp ban đầu còn có khoảng 1.700 tỷ đồng từ thu phí BHTG của các tổ chức tham gia BHTG và từ hoạt động đầu tư. Mức vốn này hoàn toàn chưa tương xứng với vai trò của BHTGVN cũng như mức độ rủi ro của hệ thống tài chính - ngân hàng nước ta. Theo thông lệ quốc tế và của những nước có trình độ phát triển như Việt Nam thì tỷ lệ giữa mức vốn của tổ chức BHTG/Tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm (còn gọi là tỷ lệ vốn mục tiêu) ở vào mức 1,5 - 5%, trong khi đó, ở Việt Nam, tỷ lệ này mới ở mức 0,97
- 1%, thấp hơn nhiều so với thông lệ quốc tế. Vì vậy, để BHTGVN thực hiện được vai trò của mình và hạn chế việc phải điều chỉnh luật, thay vì quy định mức vốn điều lệ cố định do ngân sách cấp như hiện nay
Đối với BHTG Việt Nam từ khi thành lập đến nay đã thực hiện tốt vai trò tiếp nhận, xử lý những tổ chức tài chính đổ vỡ cụ thể là những QTDND cơ sở, đặc biệt là tại tỉnh Kiên Giang thuộc khu vực ĐBSCL ngay từ khi ra đời tổ chức BHTG đã tiến hành xử lý 7 QTDND tại tỉnh Kiên Giang, tổng số tiền chi trả là 8.703.989.000 đồng cho người gửi tiền.