Mô hình tại xã Đại Minh, huyện Đại Lộc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng một số giải pháp KHCN để nâng cao hiệu quả kinh tế nghề trồng dâu nuôi tằm tại quảng nam (Trang 46 - 48)

- Chi phí cho giai đoạn tằm con:

4.1.1Mô hình tại xã Đại Minh, huyện Đại Lộc

Đại Lộc là huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Phía Bắc giáp thành phố Đà Năng, phía đông giáp huyện Điện Bàn, phía đông nam giáp huyện Duy Xuyên, phía nam giáp huyện Quế Sơn, phía tây nam giáp huyện Nam Giang và phía tây Bắc giáp huyện Đông Giang. Đất đai ở Đại Lộc gồm các loại đất cát, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng. Đại Lộc có con sông Vu Gia chảy ngang qua huyện.

- Thuận lợi

Đại Minh là một xã có nghề trồng dâu nuôi tằm truyền thống của huyện Đại Lộc. Những năm 90 diện tích trồng dâu của Đại Minh đạt gần 100 ha. Với vị trí địa lý có con sông Vu Gia chảy ngang qua, nên quỹ đất bãi ven sông rất lớn rất phù hợp cho trồng dâu nuôi tằm. Điều kiện thời tiết khí hậu của Đại Lộc nói chung, Đại Minh nói riêng rất thích hợp cho cây dâu sinh trưởng, phát triển. Nông dân địa phương rất cần cù, có nhiều kinh nghiệm trong trồng dâu nuôi tằm. Một thuận lợi rất cơ bản là đảng ủy, chính quyền địa phương rất quan tâm đến khôi phục, mở rộng nghề dâu tằm ở địa phương.

- Khó khăn

Thời tiết những năm gần đây diễn biến rất phức tạp, hàng năm từ tháng 9 đến cuối tháng 10 thường xảy ra lũ, gây úng ngập, ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp nói chung, dâu tằm nói riêng.

Những năm trước đây do giá cả thị trường tơ kén không ổn định, vì thế người nông dân không còn yên tâm với nghề trồng dâu nuôi tằm.

Kinh tế của đại bộ phận các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm của Đại Minh ở mức trung bình hoặc nghèo (16%), thiếu vốn đầu tư cho sản xuất. Trình độ dân trí của nông dân còn bất cập với việc tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm. Nông dân nuôi tằm chủ yếu theo kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau, còn tư tưởng dễ làm khó bỏ, nếp nghĩ coi dâu tằm là nghề làm thêm. Để chuyển biến được nhận thức trên cần phải có một quá trình.

Nhìn chung quy mô sản xuất dâu tằm của Đại Minh còn nhỏ lẻ, manh mún, hầu hết các hộ nuôi tằm chưa có nhà nuôi tằm riêng, còn nuôi chung với nhà ở nên công tác vệ sinh sát trùng không triệt để, nguồn bệnh dễ lây lan, môi trường ô nhiễm.

Vùng sản xuất nguyên liệu kén không ổn định, sản phẩm kén làm ra chủ yếu do tư thương tiêu thụ nên thường bị ép cấp, ép giá nên ảnh hưởng tới thu nhập.

Quảng Nam là tỉnh hiện không có cơ sở sản xuất trứng giống tằm nào, do vậy toàn bộ trứng tằm nuôi đều phải mua từ các tỉnh ngoài và của Trung Quốc. Việc cung ứng trứng giống tằm đều do tư thương chi phối, nên không ổn định, không kiểm soát được chất lượng trứng giông, gây nên tổn thất lớn do chất lượng trứng giống kém, dịch bệnh nhiều.

Để tạo điều kiện cho người nông dân được tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực trồng dâu nuôi tằm như giống dâu, giống tằm mới, các loại thuốc phòng trị bệnh tằm, thuốc sát trùng, các kỹ thuật mới về nuôi tằm con tập trung, nuôi tằm lớn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật... nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề trồng dâu nuôi tằm, tăng thu nhập ổn định cho người nông dân, đồng thời duy trì, phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm tại Đại Lộc, trong 2 năm 2010 đến 2011, Trạm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng (Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ TW) đã phối hợp với Trung tâm Giống Nông Lâm nghiệp Quảng Nam, Phòng Nông nghiệp và PTNT Đại Lộc và chính quyền, HTX Nông nghiệp Đại Minh xây dựng mô hình trồng dâu, nuôi tằm giống mới tại xã Đại Minh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng một số giải pháp KHCN để nâng cao hiệu quả kinh tế nghề trồng dâu nuôi tằm tại quảng nam (Trang 46 - 48)