Đánh giá tác động của kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng một số giải pháp KHCN để nâng cao hiệu quả kinh tế nghề trồng dâu nuôi tằm tại quảng nam (Trang 54 - 55)

- Theo dõi nhiệt độ, ẩm độ các lứa nuô

3.Đánh giá tác động của kết quả nghiên cứu

3.1. Hiệu quả môi trường (đánh giá tác động/ảnh hưởng của kết quả nghiên cứu đến môi trường) cứu đến môi trường)

Cây dâu tằm là cây trồng lâu năm, thích hợp với vùng đất bãi ven sông, ven biển, đất đồi. Cây dâu sinh trưởng phát triển rất nhanh nên có tác dụng che phủ đất, chống xói mòn, rửa trôi. Lá dâu dùng cho nuôi tằm nên rất ít khi sử dụng thuốc BVTV để phun, nếu có sử dụng thì chỉ dùng loại thuốc phân giải nhanh. Sản phẩm phụ của trồng dâu là cành dâu sau khi đốn thường được sử dụng làm chất đốt hoặc làm giàn cho các cây leo. Phân tằm là loại phân hữu cơ tổng hợp được dùng làm phân bón, đặc biệt là cho sản xuất rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh, nuôi cá…giảm lượng bón phân hóa học, tăng giá trị, chất lượng sản phẩm cây trồng khác, góp phần giảm thiêu ô nhiễm môi trường.

Cây dâu lai trồng bằng hạt có khả năng sinh trưởng phát triển rất khỏe, bộ rễ cọc ăn sâu trong đất tới 4-5m, do vậy ngoài ưu điểm cho năng suất lá cao, chống chịu sâu bệnh ra nó còn có ưu điểm là khả năng chống chịu điều kiện ngoaị cảnh bất thuận như hạn, ứng, ngập, rét tốt hơn hẳn các giống dâu cũ trồng bằng cành. Đối với các tỉnh miền Trung nói chung, Quảng Nam nói riêng, dâu thường được trồng chủ yếu ở vùng đất bãi ven sông, hàng năm chịu ảnh hưởng nhiều của bão lũ gây nên. Cây dâu lai có khả năng chịu ngập nước 10-15 ngày. Cây dâu còn có tác dụng chống xói mòn, rửa trôi, bảo vệ đất do tác động của lũ. Khi gặp bão lũ cây dâu chỉ bị ảnh hưởng 1 lứa hái lá, sau 20 ngày lại cho thu hoạch lá lứa sau.

3.2. Hiệu quả kinh tế - xã hộiHiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế

Nghề sản xuất dâu tằm là ngành tận dụng đất đai ven sông, ven biển, đất đồi, mương máng, bờ dậu... Ngành sản xuất dâu tằm chi phí thấp, nhanh cho thu hoạch.Việc mở rộng và phát triển sản xuất dâu tằm tại các tỉnh miền Trung góp phần

chuyển đối cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp. Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới như giống dâu, giống tằm mới cùng với các biện pháp kỹ thuật mới đã tăng năng suất, chất lượng lá dâu, kén tằm, tăng thu nhập/đơn vị diện tích, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nghề trồng dâu nuôi tằm, tăng thu nhập cho nông dân.

Triển khai thành công mô hình trồng dâu giống mới, nuôi tằm giống mới 2 giai đoạn tạo việc làm cho gần 200 lao động nuôi tằm và chế biến kén.

Hiệu quả xã hội

- Việc triển khai thành công mô hình nuôi tằm con tập trung thể hiện tính chuyên môn hóa cao trong lĩnh vực sản xuất dâu tằm.

- Chuyển dần sản xuất dâu tằm dưới hình thức nhỏ lẻ, manh mún, phân tansang hình thức tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Gắn kết chặt chẽ giữa cơ quan nghiên cứu và các cơ sở sản xuất, giữa nhà khoa học với nhà nông..

- Trang bị cho nông dân nắm vững và nâng cao kiến thức, trình độ khoa học kỹ thuật, biết cách làm giầu.

- Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giầu ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng một số giải pháp KHCN để nâng cao hiệu quả kinh tế nghề trồng dâu nuôi tằm tại quảng nam (Trang 54 - 55)