Mô hình trồng dâu giống mớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng một số giải pháp KHCN để nâng cao hiệu quả kinh tế nghề trồng dâu nuôi tằm tại quảng nam (Trang 49 - 50)

- Chi phí cho giai đoạn tằm con:

4.3.1Mô hình trồng dâu giống mớ

Trong 2 năm 2010 và 2011 đã triển khai 02 mô hình trồng dâu giống mới tại 2 xã Đại Minh, huyện Đại Lộc và xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, đảm bảo đúng tiến độ, quy mô và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đề ra.

- Diện tích đã trồng mô hình: 04 ha, đạt 100% kế hoạch. - Số hộ tham gia mô hình 40 hộ.

Do trồng giống dâu mới và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới đã tăng năng suất lá dâu 31% năm 2010 và 44% năm 2011. Giống dâu VH13 là giống dâu tam bội thể, lá dày, chất lượng lá tốt hơn giống đối chứng nên không những năng suất lá dâu tăng mà chất lượng lá, khả năng đề kháng sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh bất thuận cũng tốt hơn so với giống cũ trồng hom.

Bảng 28. Năng suất lá dâu của mô hình (tấn/ha)

Địa điểm Nội dung Năm 2010 Năm 2011 BQ

Đại Minh Mô hình 23.500 28.200 25.850 Đối chứng 19.350 20.250 19.800 So đ/c (%) 121.45 139.26 130.36 Duy Châu Mô hình 23.200 27.800 25.500 Đối chứng 19.250 20.100 19.670 So đ/c (%) 120.52 138.31 129.42

Đánh giá hiệu quả mô hình căn cứ vào năng suất và chất lượng lá dâu thông qua kết quả nuôi tằm. Số liệu thu được qua 2 năm 2010 và 2011 cho thấy: Ở các hộ trồng mô hình giống dâu mới đã tăng năng suất lá dâu 30,36% năm 2010 và 29,42% năm 2011. Giống dâu VH13 là giống dâu tam bội thể trồng bằng hạt, sinh trưởng khỏe, lá dày, nên không những năng suất lá dâu tăng mà chất lượng lá, khả năng đề kháng sâu bệnh hại cũng tốt hơn so với trồng giống cũ bằng hom.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng một số giải pháp KHCN để nâng cao hiệu quả kinh tế nghề trồng dâu nuôi tằm tại quảng nam (Trang 49 - 50)