QTLKHHT = QTLKHLĐ: 12 tháng
2.2.2.3. Thực trạng các công cụ hành chính tổ chức.
Hàng năm, Giám đốc hoặc trưởng phòng của công ty có thể đề bạt một số cán bộ có uy tín, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực chuyên môn đảm nhận các vị trí công tác mới, với cấp bậc cao hơn. Hoặc tại các phân xưởng thì quản đốc có thể nâng bậc cho công nhân về tay nghề làm việc. Vị trí công tác mới thường có tầm quan trọng hơn vị trí cũ song tất nhiên trách nhiệm của người lao động cũng tăng lên. Việc đề bạt cán bộ (chuyển họ tới vị trí công việc ở cấp độ cao hơn) không chỉ để tránh sự nhàm chán trong công việc mà còn thoả mãn nhu cầu quyền lực của người lao động.
Chính sách đề bạt cán bộ của Công ty cổ phần công nghệ Bách Khoa đã thúc đẩy người cán bộ vừa nỗ lực rèn luyện bản thân vừa có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc. Như vậy, việc đề bạt thăng chức cho nhân viên đã được công ty quan tâm tới. Bởi điều này không chỉ giúp họ có động lực làm việc tốt hơn mà còn thoả mãn được một trong những nhu cầu cao nhất của con người, đó là nhu cầu quyền lực. Hơn hết, khi người ta đã có quyền lực thì các nhu cầu khác cũng sẽ dễ dàng được đáp ứng như nhu cầu về vật chất, an toàn, sự tôn trọng...Vì vậy khi nói tất cả mọi người trong công ty đều luôn nỗ lực không ngừng và hy vọng những công sức mà họ bỏ ra sẽ được đền đáp.
Chính sách đề bạt cán bộ đối với người lao động của công ty tương đối thông thoáng bởi tất cả mọi người đều có cơ hội được thăng chức nếu thành tích của họ tốt, cũng như những đóng góp của họ đối với công ty sẽ luôn được ghi nhận. Ngay tại các phân xưởng, những người công nhân trực tiếp lao động, hay những quản đốc, đều có điều kiện được nâng cao vị trí công tác của mình trong công ty.
Biểu đồ 8: Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng thăng tiến tại công ty
(Nguồn: công ty cổ phần công nghệ Bách Khoa hà nội)
Theo như thống kê của công ty thì mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến việc đề bạt cán bộ của công ty được thể hiện rõ trong đồ thị trên chỉ rõ: Công ty đề cao trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của nhân viên, công ty cũng cho rằng đây là yếu tố quan trọng nhất và có mức độ ảnh hưởng lớn nhất tới khả năng được thăng chức của người lao động, chiếm 52%. Tiếp đến là uy tín, ảnh hưởng tới 34% đến khả năng
được đề bạt của nhân viên. Thật vậy, uy tín thường đi kèm với sự kính trọng, khi đã có được sự kính trọng từ nhân viên thì người cấp trên sẽ có ưu thế hơn trong việc thực hiện trách nhiệm của mình. Cuối cùng là thâm niên công tác, yếu tố này cũng chiếm đến 14% mức độ ảnh hưởng. Bởi người ta vẫn thường cho rằng một người có thâm niên công tác không chỉ thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ bởi họ có một thời gian tích luỹ lâu dài kinh nghiệm trong nghề, mà còn được mọi người trong công ty kính trọng vè cả tuổi đời lẫn tuổi nghề. Với kết quả như trên, khi nhà quản lý có quyết định đề bạt cán bộ thì điều kiện xét tới đầu tiên là trình độ chuyên môn của người lao động, sau đó mới xét đến các yếu tố khác, từ đó tạo lòng tin đối với người lao động.