Sự lây lan, hiệu ứng dây chuyền.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Điều tiết và giám sát hệ thống tài chính (Trang 31 - 32)

K hủng hoảng tài chính có thể lan truyền từ cơ quan này sang cơ quan khác, từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, và từ quốc gia này sang các quốc gia khác. Chẳng hạn, khi một ngân hàng mất khả năng thanh khoản và phá sản, điều này có thể gây ảnh hưởng tới các ngân hàng cấp cao hơn, hoặc t ới các tổ chứ c tín dụng, hay ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán, kéo theo sự rối loạn trong hệ thống t ài chính (tùy vào quy mô của n gân hàng).

N gư ời ta cho rằng các trục trặc tài chính có thể lây lan từ tổ chức này sang tổ chức khác giống như các căn bệnh truyền nhiễm v ậy. Chẳng hạn như khi m ột ngân hàng bị rơi vào tình trạng tháo chạy thì các n gân hàng khác cũng có nguy cơ b ị rơi vào tình trạng tương tự. Khi sự s ụp đổ của một tổ chứ c t ài chính nào đó đe dọa đến sự ổn định của nhiều tổ chức tài chính khác, người ta gọi đó là rủi ro hệ thống.

Sự lây lan còn mang tính chất quốc gia, ở đó sự khủng hoảng t ài chính từ quốc gia này có thể lan sang các quốc gia khác. Chẳng hạn như khi có khủng hoảng tiền tệ, sự vỡ nợ quốc gia, hay sự s ụp đổ của thị trường chứ ng khoán nó ngay lập tức s ẽ lan sang các thị trường t ài chính ở các quốc gia khác. Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính Thái Lan năm 1997 đã nhanh chóng lây lan đến các quốc gia khác như Indones ia, Hàn Quốc…

Tuy nhiên, các nhà kinh tế thường tranh luận rằng liệu các cuộc khủng hoảng đư ợc quan sát từ các quốc gia khác là do sự tác động lây lan hay là do cùng một yếu tố căn bản

tương tự của chính bản thân các quốc gia n ày gây ra ngay cả khi không có sự liên kết giữa các thị trư ờng tài chính đó. Hãy nhìn lại những bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam thời gian qua để thảo luận thêm về nhận định này.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Điều tiết và giám sát hệ thống tài chính (Trang 31 - 32)