nhánh Thăng Long
Hoạt động cho vay tiêu dùng có nhiều đặc điểm khác với các hoạt động cho vay khác, lãi suất của nó thường cao hơn các khoản cho vay cùng kỳ hạn, do vậy nó mang lại mức lợi nhuận khá cao cho ngân hàng. Đặc biệt trong thời gian tới, khi thu nhập của người dân tăng ngày càng cao, thúc đẩy chi tiêu, tiêu dùng tăng tạo cho ngân hàng nguồn thu nhập lớn trong tương lai.
Cũng giống như các ngân hàng khác, VPBank nói chung và VPBank chi nhánh Thăng Long nói riêng cũng chú trọng phát triển hoạt động CVTD. Các hoạt động CVTD của VPBank đang được triển khai như: cho vay mua
nhà, sửa chữa xây dựng nhà, cho vay mua ôtô, cho vay du học … Trong đó, cho vay mua nhà, mua ô tô chiếm tỷ trọng cao. Nó đem lại nguồn thu nhập lớn cho VPBank. Để đạt được điều đó, ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng của các khoản vay, nâng cao chất lượng CVTD. Điều này thể hiện rõ ở những con số thực tế, những chỉ số thông kê trong thời gian vừa qua.
a. Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời gian
Bảng 3: Doanh số cho vay tiêu dùng
(Đơn vị: triệu đồng)
(Theo báo cáo thường niên của hội đồng tín dụng VPBank)
Doanh số cho vay tiêu dùng của VPBank Thăng Long tăng dần qua các năm, thể hiện sự tăng trưởng về số lượng của hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh. Năm 2006, doanh số là 212.781 trđ, đến năm 2007 đã tăng lên 532.947 trđ, tăng 320.166 trđ (tăng 150,46%) so với 2006. Năm 2008, doanh số cho vay tiêu dùng đạt 476.654 trđ, giảm so với năm 2007 (giảm 56.293 trđ) nhưng vẫn tăng 263.873 trđ so với năm 2006. Sở dĩ doanh số giảm là do ngân hàng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, các ngân hàng thắt chặt trong hoạt động cho vay
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000
Bảng 4: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tổng doanh số cho vay 212.781 100 532.947 100 476.654 100 Cho vay ngắn hạn 36.811 17,3 81.008 15,2 103.433,9 21,7 Cho vay trung và dài
hạn
175.970 82,7 451.939 84,8 373.220,1 78,3
(Theo nguồn báo cáo thường niên của VPBank)
Theo thời hạn cho vay, cho vay tiêu dùng được chia thành ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong đó cho vay trung hạn và dài hạn có tỉ trọng lớn, phản ánh đúng thực trạng nhu cầu mua sắm các vật dụng lâu bền như ôtô, bất động sản. Tỉ trọng cho vay trung và dài hạn năm 2006 là 82,7%, tăng dần lên 84,8% năm 2007. Doanh số trung hạn năm 2006 là 175.970 trđ, nhưng đến năm 2007 đã có sự tăng trưởng ngoạn mục đạt tới 451.939 trđ, tăng 275.969 trđ (156,8%). Năm 2007 đánh dấu sự mở rộng trong chi tiêu cho tiêu dùng của người dân đối với các hàng hoá lâu bền. Đến năm 2008, tốc độ tăng doanh số trung và dài hạn đã giảm xuống nhưng vẫn đạt ở mức cao, tăng 112,1% so với năm 2006 và đạt tới giá trị 373.220,1 trđ.
Doanh số cho vay ngắn hạn có tỉ trọng nhỏ hơn trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng của chi nhánh. Đối với ngắn hạn: tỉ trọng lần lượt trong 3 năm là 17,3%, 15,2%, 21,7%. Tuy nhiên tốc độ gia tăng của năm 2007 so với năm 2006 và của năm 2008 so với năm 2006 ở mức cao, lần lượt là 150,5% và 124%. Điều này chứng tỏ nhu cầu chi tiêu của người dân ngày càng tăng cao
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền Tỷ trọng Mua nhà 135.754,3 63,8 368.799,3 69,2 312.208,4 65,5
Ô tô 65.323,7 30,7 158,818,2 29,8 149.669,4 31,4
Du học 2.978,9 1,4 9.060,1 1,7 5.719,8 1,2
Khác 6.724,1 3,1 6.928,3 1,3 9.056,2 1,9
(Theo nguồn báo cáo thường niên của VPBank)
Cho vay mua nhà là một trong những sản phẩm phát triển nhanh nhất hiện nay của các ngân hàng thương mại, vì cùng với mức sống ngày càng tăng cao nhu cầu mua nhà của người dân phục vụ việc ăn ở ngày càng cao. Vì thế tốc độ tăng trưởng của hoạt động này ở chi nhánh tăng nhanh, từ doanh số 135.754,3 trđ năm 2006 đã tăng lên 368.799 trđ năm 2007, mức tăng tuyệt đối là 233.044,7 trđ (tăng 171,7%). Trong năm 2008 doanh số giảm xuống so với năm 2007 nhưng vẫn ở mức cao là 312.208,4 trđ, tăng 129,9% so với năm 2006.
Tuy nhiên tỉ trọng cho vay mua ô tô vẫn còn thấp trong tổng doanh số so với cho vay mua nhà nhưng vẫn đạt được tốc độ tăng cao. Tốc độ tăng của năm 2008, 2007 so với năm 2006 lần lượt là: 143,1%, 129,1%. Hứa hẹn thị trường này sẽ phát triển trong tương lai với tốc độ tăng cao hơn nữa.
Tỷ trọng của khoản vay du học và cho vay khác chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn cho vay, nhưng nó vẫn có sự tăng trưởng mạnh (cho vay du học năm 2008 tăng 92% so với năm 2006, cho vay khác năm 2008 tăng 34% so với năm 2006). Sự gia tăng doanh số cho vay chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng đa dạng, phong phú và VPBank Thăn Long đã
phát triển các sản phẩm cho vay thích hợp, có chất lượng đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng.
b. Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng
Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng của hoạt động cho vay đối với mỗi ngân hàng. Trong hoạt động cho vay tiêu dùng, nợ quá hạn có đặc trưng là cao vì tính rủi ro của nó so với các loại cho vay khác.
Bảng 6: Tỉ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Nợ quá hạn CVTD (NQH) 1.261,66 2.451,56 3.384,25
Dư nợ CVTD 212.781 532.947 476.654
NQH/Dư nợ (%) 0,59 0,46 0,71
(Theo nguồn báo cáo thường niên của VPBank)
Tỉ lệ nợ quá hạn CVTD trên dư nợ trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Thăng Long lần lượt là 0,59%; 0,46%; 0,71%. Năm 2007, tỉ lệ này đạt mức thấp nhất do các chính sách cho vay chặt chẽ của ngân hàng nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng, nhưng đến năm 2008, tỉ lệ này tăng lên 0,71% là do có nhiều khoản vay mà khách hàng không thể thanh toán cho ngân hàng do chịu sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế.
Bảng 7: Tỉ lệ NQHCVTD/ Tổng NQH
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Nợ quá hạn CVTD
(NQHCVTD) 1.261,66 2.451,56 3.384,25
Tổng NQH 3.504,62 7.661,12 12.534,25
NQHCVTD/Tổng NQH (%) 36 32 27
(Theo nguồn báo cáo thường niên của VPBank)
Nợ quá hạn của các khoản CVTD trong tổng NQH của Chi nhánh giảm dần theo các năm: năm 2006 là 36%, năm 2007 là 32%, năm 2008 là 27%. Lí do là do việc thắt chặt trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng,chỉ cho vay đối với những trường hợp đánh giá là tốt vì vậy khả năng thu hồi nợ là tốt.
Bảng 8: Tỉ lệ NQHCVTD theo đối tượng
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
NQHCVT D Tỷ trọng NQHCV TD Tỷ trọng NQHCV TD Tỷ trọng Mua nhà 762,04 60,4 1.573,90 64,2 2.558,49 75,6 Ô tô 449,15 35,6 804,11 32,8 419,65 12,4 Du học 11,35 0,9 34,32 1,4 6,77 0,2 Khác 39,11 3,1 39,22 1,6 60,92 1,8
(Theo nguồn báo cáo thường niên của VPBank)
Tỷ trọng NQH của các món vay cho mua nhà chiếm tỷ trong cao (năm 2006 là 60,4%, năm 2007 là 64,2%, năm 2008 là 75,6%) so với các món vay dành cho ô tô, du học và cho vay khác. Năm 2008, NQH của cho vay mua nhà tăng cao (từ 64,2% lên 75,6%) là do khách hàng gặp khó khăn trong điều kiện kinh tế suy thoái không có điều kiện thanh toán cho ngân hàng đúng thời hạn.
c.Tỉ trọng lợi nhuận hoạt động cho vay tiêu dùng
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp quan trọng nhất phản ánh sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng cả về số lượng và chất lượng.
Bảng 9: Tỉ trọng lợi nhuận cho vay tiêu dùng (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tốc độ tăng (%) 07/06 08/06 Lợi nhuận CVTD 2.075,9 3.517,9 4.097,9 69,5 97,4 Tổng lợi nhuận 8.109 11.572,2 12.765,9 42,7 57,4 Tỉ trọng(%) 25,6 30,4 32,1
(Theo nguồn báo cáo thường niên của VPBank)
Tỉ trọng lợi nhuận CVTD trong tổng lợi nhuận tăng đều và ổn định từ 25,6% năm 2006, lên 30,4% năm 2007 và đạt mức 32,1% vào năm 2008. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận từ hoạt động CVTD nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận bình quân của cả chi nhánh.
Sự tăng trưởng trong doanh số, dư nợ, nợ quá hạn được tổng hợp lại trong sự gia tăng lợi nhuận CVTD của chi nhánh. Lợi nhuận từ hoạt động này của chi nhánh tăng theo thời gian với tốc độ ngày càng cao, phản ánh sự mở rộng hoạt động CVTD trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ của VPBank.