Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại VPBank chi nhánh Thăng Long (2).DOC (Trang 25 - 28)

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng CVTD tại NHTM

1.4.2. Nhân tố khách quan

Ngoài các yếu tố chủ quan kể trên, chất lượng CVTD tại NHTM còn chịu tác động của các nhân tố khách quan sau.

Thứ nhất, nhân tố khách hàng

Đây là nhân tố quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Khách hàng là người vay vốn đồng thời cũng là người có nghĩa vụ trả nợ ngân hàng. Khách hàng chính là đối tượng tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của ngân hàng. Đối tượng ngân hàng hướng vào có thể khác nhau tùy vào mục đích sản phẩm của ngân hàng. Với sản phẩm phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh thì đối tượng mà các ngân hàng hướng tới ở đây là các doanh nghiệp. Còn đối với khách hàng trong CVTD thì chủ yếu tập trung vào các cá nhân và hộ gia đình – những người có thu nhập ổn định. Việc thu nợ của ngân hàng có diễn ra theo đúng quy định hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tổng thu nhập của khách hàng trong tương lai. Nếu có thu nhập cao và ổn định thì khả năng trả nợ của khách hàng tốt. Tuy nhiên, thu nhập của khách hàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bất kỳ sự biến động nào về sức khỏe như ốm đau, bệnh tật … hoặc các tác động tới thu nhập của khách hàng như thiên tai, lũ lụt, bệnh tật …đều làm giảm nguồn thu nhập của khách hàng và làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng. Bên cạnh yếu tố bất khả kháng, việc trả nợ ngân hàng còn phụ thuộc vào thái độ ý thức trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng. Nếu là khách hàng có ý thức cao trong việc trả nợ thì cho dù kinh tế hay thu nhập có khó khăn thì họ vẫn tìm cách xoay sở để thanh toán cho ngân hàng đúng hạn, góp phần vào việc giảm thiểu nợ quá hạn và làm giảm khả năng mất vốn của ngân hàng. Ngược lại, có những khách hàng có thu nhập cao, có khả năng trả nợ nhưng lại cố tình chây ì không trả nợ cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng có các biện

pháp để giám sát, kịp thời kiểm tra, ngăn chặn các hành vi sai trái của khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng CVTD của Ngân hàng.

Thứ hai, môi trường kinh tế, chính trị - xã hội

Ngân hàng là nghành chịu nhiều sự tác động của môi trường kinh tế chính trị, xã hội. Chính trị mà ổn định thì nền kinh tế mới phát triển được, khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp mới phát triển, nâng cao mức thu nhập của người dân, từ đó thúc đẩy hoạt động tiêu dùng trong xã hội. Ngược lại, chính trị không ổn định sẽ gây tâm lý cho người dân, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, có thể dẫn tới mức phá sản… chính sách thu hẹp sản xuất, đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao, thu nhập của người dân thấp đi, làm giảm quá trình tiêu dùng trong dân cư. Vì vậy, ngân hàng gặp khó khăn trong việc mở rộng, nâng cao chất lượng trong hoạt động cho vay.

Thứ ba, môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý có thể hiểu là hệ thống các văn bản pháp lý của các cấp có thẩm quyền. Mỗi một quốc gia khi thành lập cũng xây dựng cho mình một hệ thống các quy phạm để quản lý nhà nước mình phù hợp với đặc điểm của quốc gia mình. Việc xây dựng các văn bản pháp luật chặt chẽ phù hợp với xu thế của nền kinh tế là một điều hết sức quan trọng, có ảnh hưởng tới toàn bộ các nghành nghề trong đó có ngân hàng. Các văn bản chồng chéo nhau sẽ gây khó khăn cho ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng trong việc làm việc và ký kết các hợp đồng tín dụng với khách hàng. Ngược lại, môi trường pháp lý mà tốt, các thủ tục đơn giản, ngắn gọn và nhanh chóng thì tạo điều kiện cho khách hàng trong việc tiếp xúc với nguồn vốn của ngân hàng và ngân hàng có thể sử dụng vốn hiệu quả hơn.

Thứ tư, môi trường tự nhiên

Các biến cố tự nhiên như lũ lụt, thiên tai …. có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, có thể ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của cá nhân và các

doanh nghiệp, làm giảm thu nhập, có thể đẩy người dân vào khó khăn. Mặc dù trong quá trình xét duyệt cho vay, ngân hàng đã luôn chú ý đến giảm thiểu rủi ro, nhưng đó là những rủi ro bất khả kháng, làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng, có khi đẩy ngân hàng vào tình trạng mất vốn

Tóm lại, chất lượng CVTD chịu tác động của rất nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Mỗi yếu tố có những tác động khác nhau đến chất lượng CVTD. Vì vậy, khi xem xét ta cần có cái nhìn tổng quát, chung nhất tất cả để tránh đánh giá sai lầm.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH – CHI NHÁNH

THĂNG LONG

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại VPBank chi nhánh Thăng Long (2).DOC (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w