Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại VPBank chi nhánh Thăng Long (2).DOC (Trang 58 - 61)

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN là cơ quan đại diện cho Nhà nước trong lĩnh vực Ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các Ngân hàng, vì vậy Ngân hàng Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.

- NHNN cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động của Ngân hàng nói chung. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Cần có những văn bản cụ thể về đối tượng, loại hình cho vay tiêu dùng, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thông thoáng cho hoạt động này. Đối với các văn bản khác thì nên nghiên cứu kỹ tình hình thị trường và có những dự đoán chính xác xu hướng thay đổi của thị trường để ra những văn bản chính xác và có tuổi đời kéo dài.

- NHNN cần có sự nỗ lực trong việc phối kết với các Bộ, Ngành có liên quan trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng để cho ra đời những Thông tư liên bộ tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động cho vay phát triển.

- NHNN cần phát triển hệ thống thông tin liên Ngân hàng. NHNN nên tăng cường mối quan hệ với các Ngân hàng thương mại và giữa các Ngân hàng thương mại với nhau, thiết lập nên mối quan hệ mật thiết từ đó nắm bắt thông tin về hoạt động Ngân hàng cũng như thông tin về khách hàng trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, NHNN nên khuyến khích tất cả các Ngân hàng thương mại tham gia hệ thống nối mạng thông tin liên Ngân hàng, hệ thống cho phép các Ngân hàng có khả năng thanh toán, trao đổi thông tin về hoạt động Ngân hàng cũng như về khách hàng với tất cả các Ngân hàng có tham gia nối mạng.

- NHNN nên linh hoạt hơn nữa trong việc điều hành và quản lý các công cụ của chính sách tiền tệ như: công cụ lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ dự trữ bắt buộc để hoạt động của các Ngân hàng thay đổi kịp với thị trường.

- NHNN nên hỗ trợ, tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại phát triển hoạt động của mình thông qua các biện pháp như: tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh cho các Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, NHNN cũng nên thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, những khóa học, những buổi nghe ý kiến của các Ngân hàng Thương mại về những văn bản chính sách mà NHNN đưa ra nhằm phổ biến những chủ trương mới của NHNN tới các Ngân hàng Thương mại và hoàn thiện những chủ trương này. Cử cán bộ của NHNN đi học ở các nước có hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển để học hỏi kinh nghiệm, vận dụng sáng tạo vào điều kiện của Việt Nam

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng VPBank

- VPBank cần hoàn thiện chính sách CVTD, đảm bảo an toàn, các thủ tục đơn giản, nhanh gọn vừa đem lại lợi ích cho ngân hàng vừa đem lại tiện ích cho khách hàng khi đến giao dịch.

có thể phục vụ các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, để cho khách hàng thấy được các tiện ích khi sử dụng dịch vụ của VPBank từ đó sẽ thu hút được ngày càng nhiều người đến với ngân hàng.

- Các cán bộ tín dụng cần linh hoạt trong các hoạt động cho vay hơn nữa, tạo điều kiện cho khách hàng đến vay vốn. Có những trường hợp khách hàng đến vay vốn gặp khó khăn không thể hoàn thành hồ sơ đúng theo quy định, nhưng đó có thể là khách hàng lâu năm, có uy tín hoặc trường hợp khách hàng đó hiện tại đang khó khăn về tài chính nhưng trong tương lai thì rất tốt thì cán bộ ngân hàng cần xem xét kỹ, có thể linh hoạt trong các trường hợp đó tạo điều kiện cho khách hàng có thể vay được vốn của ngân hàng nhưng vẫn phải đảm bảo chắc chắn là thu hồi được vốn.

- VPBank hỗ trợ chi nhánh Chi nhánh trong việc đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ, nhân viên. Nguồn nhân lực là yếu tố tác động trực tiếp tới hiệu quả công việc, tới kết quả kinh doanh của ngân hàng, do vậy cần chú trọng tới công tác đào tạo cán bộ, đảm bảo chất lượng nghiệp vụ, hiệu quả trong công việc. Bên cạnh đó, VPBank cũng cần có chính sách khen thưởng để khuyến khích cán bộ ngân hàng. VPBank nên có những phần thưởng kịp thời thỏa đáng cho những đóng góp tích cực của các nhân viên.

- Đổi mới công nghệ, tiếp nhận những công nghệ từ các đối tác để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công việc.

- Nâng cao hình ảnh ngân hàng VPBank trong lòng khách hàng hơn nữa bằng các biện pháp marketing, quảng bá, tiếp thị tới khách hàng. VPBank có chiến lược đưa cổ phiếu của ngân hàng lên niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán.

Kết luận

Trong thời gian tới, nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển không ngừng về mọi mặt, mức sống của người dân sẽ tăng lên. Đế đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của người dân thì việc phát triển, nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng là một tất yếu. Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng chính là biện pháp tốt nhất để thu hút khách hàng đến với VPBank. Đạt được điều đó cũng chính là đóng góp vào mục tiêu đề ra của ngân hàng trong thời gian tới. Chuyên đề này cơ bản đã giải quyết được nội dung cơ bản về CVTD là:

- Giới thiệu về chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại

- Giới thiệu hực trạng về chất lượng cho vay tiêu dùng tại VPBank Chi nhánh Thăng Long

- Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại VPBank Chi nhánh Thăng Long

Em xin chân thành cảm ơn T.S. Lê Thị Hương Lan và các anh chị đang công tác tại VPBank đã giúp em hoàn thành kháo luận này!

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại VPBank chi nhánh Thăng Long (2).DOC (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w