Phân tích công ty

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp trung bình-phương sai trong hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu tư.DOC (Trang 27 - 31)

III. Phân tích và đẩu tư chứng khoán

3.3.Phân tích công ty

3. Phân tích chứng khoán

3.3.Phân tích công ty

3.3.1. Phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản là tìm hiểu, phát hiện quy luật và diễn biến giá cổ phiếu thông qua việc tìm hiểu, phát hiện một số yếu tố đặc trưng cho hoạt động của công ty niêm yết chi phối luồng thu nhập tương lai của công ty. Các yếu tố này thường được đo bởi các chỉ tiêu tài chính cơ bản được công bố định kỳ

3.3.2. Phân tích kĩ thuật

Phân tích kỹ thuật ta sử dụng hai chỉ tiêu: giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ của cổ phiếu, là một nguồn thông tin sử dụng trong phân tích thống kê nhằm phát hiện quy luật diễn biến giá cổ phiếu và dự đoán xu thế ngắn hạn

3.3.3. Phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính vô cùng quan trọng nhằm mục đích: đánh giá khả năng sinh lời của tổ chức phát hành, đánh giá khả năng thanh toán nợ dài hạn của tổ chức phát hành; khả năng thanh khoản, tức là khả năng chi trả các

khoản nợ đặc biêt là các khoản nợ ngắn hạn của tổ chức phát hành, đánh giá tiềm năng phát triển trong tương lai. Việc phân tích này cần tiến hành theo cả chiều dọc và chiều ngang. Tức là ta phải tính toán các tỷ lệ của doanh nghiệp trong từng thời kỳ để thấy được thực chất của việc tăng giảm, và so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành với nhau. Ta sử dụng chủ yếu bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

3.3.4. Phân tích rủi ro

Phân tích rủi ro là phân tích sự biến động của tổng thể các dòng thu nhập của công ty. Ta phân tích rủi ro này trên hai giác độ là: rủi ro từ hoạt động kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro từ hoạt động kinh doanh của công ty là mức biến động thu nhập phát sinh trong hoạt động kinh doanh của công ty, là tỷ lệ độ lệch chuẩn của thu nhập hoạt động và thu nhập hoạt động bình quân, ngoài ra ta cân phân tích biến động của doanh số bán hàng và đòn bẩy tài chính; rủi ro tài chính là rủi ro lợi nhuận của cổ đông do công ty vay nợ. Để phân tích rủi ro tài chính các doanh nghiệp sử dụng hai loại hệ số tài chính. Thứ nhất, các hệ số tài chính có trong bảng cân đối kế toán và thứ hai là nhóm hệ số về các dòng thu nhập hoặc dòng tiền để thanh toán các chi phí. Mục đích để chỉ ra khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng như cơ cấu vốn và khả năng thanh toán nợ dài hạn.

4. Quản lý danh mục đầu tư

4.1 Danh mục đầu tư và đặc trưng của danh mục đầu tư.

4.1.1. Danh mục đầu tư và đặc trưng

Danh mục đầu tư gồm nhiều tài sản với các mức giá đã biết và mối quan hệ giữa các mức giá trong tài sản

+ Tài sản và đặc trưng của tài sản:

Xét một nhóm gồm N tài sản rủi ro được giao dịch trên thị trường ri : lợi suất của tài sản i trong một chu kì đầu tư

i

r : lợi suất kỳ vọng của tài sản i

2

i

σ : phương sai lợi suất của tài sản i

cov(ri, rk ) = σik: hiệp phương sai lợi suất giữa tài sản i và tài sản k

V =[ ]σik N*N (i. k=1÷N): ma trận hiệp phương sai các tài sản

Ta có lợi suất của cac tài sản ri là độc lập tuyến tính, tức là không có bất cứ mối liên hệ thuận hay nghịch chiều nào, nếu tồn tại ta sẽ không đưa vào danh mục tài sản xét đên. Vì thế V là ma trận xác định dương và luôn tồn tại V-1, ma trận này cũng là ma trận xác định dương

r ≡ (r1, r2,…, rN): véc tơ lợi suất tài sản tính trong một chu kì

r ≡ (r1, r2, …, rN) : véc tơ lợi suất kì vọng của các tài sản

i

σ : là véc tơ cột i của ma trận V và cũng là véc tơ dòng của ma trận này

vì V là ma trận đối xứng

r f: là lãi suất phi rủi ro cùng chu kì đầu tư với tài sản rủi ro + Danh mục và một số đặc trưng của danh mục:

Ta có danh mục P: (w1, w2, …, wN) là danh mục khả thi gồm N tài sản rủi ro, với :

w1, w2, …, wN: lần lượt là tỷ trọng của tài sản 1,2,…, N trong danh mục đầu tư P, 1 1 = ∑ = N i i w (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi suất của danh mục P là: rp=∑ = N i i ir w 1 = (w, r) , w và r là các ma trận tỷ trọng và lợi suất tài sản i

Phương sai của danh mục P là: 2

P

σ =w,Vw

Độ dao động của danh mục P: σP = w,Vw

Hiệp phương sai giữa danh mục P và tài sản k: Cov(rk, rp)= σkP = ∑ ∑ = = = N i i N i i w w 1 ki 1 i k ,r) cov(r σ

Hiệp phương sai giữa hai danh mục với P và Q: Cov(rp, rQ)= j N j i iu w ∑ =

=1, 1 cov(ri,rj), uj là tỷ trọng của tài sản j trong danh mục Q

4.1.2. Phân tích so sánh tĩnh với các đặc trưng của danh mục đầu tư

Xét danh mục P: (w1, w2, …, wN), nhà đầu tư không thể thay đổi lợi suất hay phương sai của danh mục đầu tư. Nhà đầu tư chỉ có thể tác động vào tỷ trọng w của các tài sản trong danh mục từ đó gián tiếp điều chỉnh lợi suất và phương sai của danh mục đầu tư. Với cách điều chỉnh này, nhà đầu tư không phải bỏ thêm chi phí chỉ thay đổi cơ cấu đầu tư, ta có so sánh tĩnh với các đặc trưng của danh mục đầu tư.

Giả sử nhà đầu tư tăng tỷ trọng đầu tư vào tài sản k một lượng ε >0 và giảm tỷ trọng đầu tư vào tài sản i với tỷ trọng ε khi đó có danh mục đầu tư mới:

rp(ε) = rp+ ε(rk-rj) 2 ) ( 2 P P σ σ ε = + ε2Var(ri-rk) + 2εCov(rp,(rk-ri))

Như vậy phân tích cận biên với việc thay đổi tỷ trọng đầu tư vào các tài sản trong danh mục ta có: ε ε ε d r d P( ) 0 = =(rkri) , d d e p 2 ) ( 0 ε σ ε = =2Cov(rp, (rk-ri))=2(σkp- σki)

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp trung bình-phương sai trong hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu tư.DOC (Trang 27 - 31)