Về thông tin trong quá trình thẩm định

Một phần của tài liệu Thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 85 - 87)

II. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án xây dựng công

1. Về thông tin trong quá trình thẩm định

Trong quá trình thẩm định, thông tin giữ vai trò đặc biệt quan trọng giúp cho ngân hàng ra quyết định chấp thuận hay từ chối cho vay đối với dự án. Số lượng và chất lượng của thông tin sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian và chất lượng của công tác thẩm định. Các thông tin từ phía khách hàng cung cấp nhiều khi thiếu tính đầy đủ, chính xác. Bởi vậy, trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định không thể chỉ dựa vào thông tin một chiều từ phía khách hàng mà phải tìm hiểu, thu thập, xử lý các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau có liên quan đến dự án.

Để đảm bảo chất lượng công tác thẩm định, hạn chế rủi ro cho ngân hàng đòi hỏi cán bộ thẩm định cần có nhiều thông tin chính xác, đầy đủ. Do đó, trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định có thể thu thập thông tin từ các nguồn:

- Thông tin do khách hàng cung cấp: Thông tin này được thể hiện dưới dạng: hồ sơ xin vay vốn, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp… Đây là nguồn thông tin được sử dụng nhiều nhất trong quá trình thẩm định. Do đó, nguồn thông tin này yêu cầu phải có độ chính xác cao. Để làm được điều này, cán bộ thẩm định khi tiếp xúc với khách hàng, nên làm việc một cách cụ thể, chi tiết hơn về thời gian cung cấp, về tính chính xác của thông tin, yêu cầu thông tin phải qua kiểm toán độc lập để đảm bảo khách hàng cung cấp thông tin chính xác, đúng thời điểm, không chậm chễ gây ảnh hưởng tới thời gian cũng như kết quả thẩm định. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên cử cán bộ thẩm định trực tiếp xuống cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng để kiểm tra tính chính xác của thông tin mà khách hàng cung cấp.

- Thông tin từ thị trường như thông tin về giá cả , tình hình cung cầu sản phẩm, các nghiên cứu tổng kết thị trường, thông tin của các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, khách hàng tiêu thụ sản phẩm… để đánh giá khía cạnh thị trường của dự án.

- Thông tin từ các phương tiện truyền thông, tin tức: đài, báo, truyền hình… Đặc biệt chú ý khai thác thông tin qua internet vì nếu biết cách khai thác thì đây là nguồn thông tin hiệu quả và đa dạng nhất. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, thông tin phải được chọn lọc và đánh giá lại nhằm đảm bảo tính chính xác, không để cho thông tin lệch lạc làm ảnh hưởng tới kết quả của công tác thẩm định.

- Thông tin từ các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng khác trong việc tìm hiểu, đánh giá uy tín, nguồn thu nhập chính, nhà xưởng thiết bị, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, thực trạng tài sản đảm bảo và các thông tin khác nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá về khách hàng và hiệu quả của dự án xin vay vốn. Việc thu thập thông tin từ các tổ chức tín dụng khác đặc biệt có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc thẩm định dự án của những khách hàng ở xa, bởi cán bộ tín dụng không đủ thời gian và có sẵn các đầu mối tin cậy để phân tích, nắm bắt hoặc dễ rơi vào sự sắp đặt trước của những khách hàng thiếu trung thực. Hơn nữa, chi phí cho một lần thẩm định như vậy cho khách hàng tiềm năng bao gồm: chi phí xăng xe đi lại, công tác phí, chi phí lưu trú cho cán bộ làm nhiệm vụ thẩm định, xét duyệt cho vay…, chi phí này là khá lớn so với dự kiến tiền lãi sẽ thu được nếu khoản vay được chấp nhận.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc trao đổi, khai thác thông tin từ các tổ chức tín dụng khác là tương đối khó, do vai trò quan trọng của thông tin trong cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng. Điều này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có quan hệ mật thiết với các tổ chức tín dụng khác. Cán bộ tín dụng cần tạo được sự tin cậy với các đồng nghiệp ở các ngân hàng khác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Việc thu thập, trao đổi thông tin có thể thông qua các buổi họp, các buổi hội thảo, tổng kết, trao đổi kinh nghiệm giữa các ngân hàng.

Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cũng có thể thu thập thông tin từ hệ thống Thông tin phòng ngừa rủi ro của ngân hàng No&PTNT Việt Nam, thông tin nội bộ giữa các chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp. Các nguồn thông tin này sẽ chứa đựng những rủi ro thường gặp phải, những thông tin chung về khách hàng và những quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng trong quá khứ. Trên cơ sở đó, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành chọn lọc, phân tích thông tin phục vụ cho công tác thẩm định.

Trong điều kiện nền kinh tế đang trong quá trình đổi mới, các chính sách quan lý chưa hoàn thiện, hệ thống thông tin chưa đáp ứng kịp thời cho hoạt động thẩm định. Do đó, rủi ro về thiếu thông tin rất dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Để hạn chế điều này, ngân hàng cũng cần xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho công tác thẩm định, trong đó, có lưu trữ những thông tin về khách hàng có quan hệ với ngân hàng giúp cho cán bộ

thẩm định nâng cao chất lượng thẩm định đồng thời giảm bớt thời gian thu thập thông tin.

Ngoài ra, cán bộ thẩm định còn có thể nghiên cứu chọn lựa, khai thác hiệu quả nhất các loại thông tin khác nhau qua nhiều kênh thông tin khác như:

- Kênh thông tin từ các cơ quan quản lý chức năng.

- Kênh thông tin về các định mức kinh tế-kỹ thuật, các tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, suất đầu tư của các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước…

- Thông tin tư vấn của các chuyên gia

Việc kết hợp một cách đa dạng thông tin từ các nguồn khác nhau giúp cho cán bộ thẩm định có được những thông tin đầy đủ, hạn chế tối đa sự sai lệch thông tin.

Một phần của tài liệu Thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w