Chi cho KHCN

Một phần của tài liệu Chính sách đầu tư và khoa học công nghệ của nhật bản (Trang 34 - 38)

Trong nhiều năm liền Nhật Bản đứng đầu thế giới về mức độ chi cho KH&CN. Năm 1997, mức chi đó là 3,12% GDP của cả nước. Những thành viên chính của quá trình đầu tư đổi mới ở Nhật là các tập đoàn tài chính - công nghiệp, các doanh nghiệp, mà chính họ CPTC cho khoảng 2/3 của sự đổi mới của đất nước. Nhà nước đóng vai trò đặc biệt tích cực trong vai trò tổng điều phối các hoạt động nghiên cứu khoa học trong cả nước, để thực hiện các chương trình quy mô lớn nhằm phát triển KH&CN và khích lệ các công ty tư nhân.

Trong vòng 20 năm gần đây tổng chi phí phát triển của KH&CN tại Nhật Bản tăng gấp tám lần, và đây là chỉ số khá lớn trên thế giới về chi phí trong lĩnh vực đổi mới. Từ năm 1995, việc CPTC nhà nước được áp dụng cho các công ty vừa và nhỏ, với số tiền tương đối lớn (phân bổ ngân sách đã tăng khoảng 50%). Chính Ngân sách của Nhật Bản là một yếu tố của chương trình phát triển KH&CN: vào năm 1999, để nghiên cứu các máy móc nội tiết đã cấp 11,2 tỷ yên, nghiên cứu các

kỹ thuật di truyền 8,7 tỷ yên,... Các biện pháp nhà nước cũng bao gồm việc giảm thuế từ 46 xuống 40%.

IV.Thành tựu nổi bật

Các ngành khoa học trọng điểm:

Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Gần 700.000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới

Ngay trước chiến tranh thế giới thứ II, ngành công nghiệp Nhật Bản đã sản xuất thiết bị gia dụng, kể cả tủ lạnh và máy giặt. Các máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu chiến và tàu ngầm của Nhật Bản về nhiều mặt vượt trội so với Mỹ và Liên Xô. Sau chiến tranh, người Nhật làm cho toàn thế giới ngạc nhiên trước các đường sắt cao tốc, tàu chở dầu cỡ lớn, xe hơi tuyệt vời, thiết bị điện tử và robot công nghiệp.

Nhật Bản được coi là quê hương của một số nhà chế tạo thiết bị công nghệ cao (hi-tech) quy mô lớn trên thế giới như Sony, Panasonic, Toshiba và Canon

Một vài đóng góp công nghệ quan trọng của Nhật Bản là những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong tổng 742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất. Nhật Bản đã phát minh ra QRIO, ASIMO và Aibo. Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng

số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới.

Nhật Bản đang có những kế hoạch rất sáng sủa trong ngành thám hiểm không gian, trong đó có kế hoạch xây dựng một trạm mặt trăng vào năm 2030. Cơ quan thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) là một trong những thành viên chủ chốt của trạm vũ trụ quốc tế, đây là cơ quan chuyên nghiên cứu về không gian vũ trụ, các hành tinh, các nghiên cứu hàng không, phát triển tên lửa và vệ tinh.

Vào ngày 1 tháng 6 năm 2008 lúc 6:02am giờ Nhật Bản, tàu con thoi Discovery đã rời bệ phóng Trung tâm vũ trụ Kennedy, Florida mang theo Module Kibo cùng nhà du hành Akihiko Hoshide và sáu đồng nghiệp khác, mục đích chính của chuyến đi là lắp đặt phần quan trọng của phòng thí nghiệm Nhật Bản có tên Japanese Pressurised Module (JPM) cùng cánh tay máy dài khoảng 10m phục vụ cho công tác lắp đặt về sau cho Kibo.

Các phát minh lừng danh khác của Nhật Bản: karaoke, máy nghe nhạc Walkman, máy trò chơi điện tử Nintendo,mỳ ăn liền

Bằng sáng chế ứng dụng theo quốc gia (dữ liệu: 2008)

Xếp hạng Nước Số đơn xin cấp bằng sáng chế

1 Nhật Bản 502,054 2 Mỹ 400,769 3 Trung Quốc 203,481 4 Hàn Quốc 172,342 5 Đức 135,748 6 Pháp 47,597 7 Anh 42,296 8 Nga 29,176 9 Thuỵ sỹ 26,640

10 Hà Lan 25,927

Sáng chế được cấp theo quốc gia (Last data: 2008)

Xếp hạng Nước Số sáng chế được cấp 1 Nhật Bản 239,338 2 Mỹ 146,871 3 Hàn Quốc 79,652 4 Đức 53,752 5 Trung Quốc 48,814 6 Pháp 25,535 7 Nga 22,870 8 Ý 12,789 9 Anh 12,162 10 Thuỵ sỹ 11,291 Số lượng các nhà khoa học:

Kể từ người Nhật đầu tiên đoạt giải Nobel là Hideki Yukawa giáo sư Đại học Kyoto (giải Nobel Vật lý 1949) tới nay, nước Nhật đã có tổng cộng 18 người được tặng giải thưởng cao quý này thuộc các lĩnh vực vật lý(7), hóa học(7), sinh học và y học(2), văn học(2), trở thành quốc gia đoạt nhiều giải Nobel nhất châu Á. Không những thế, Nhật Bản cũng là quốc gia giành được nhiều giải thưởng Fields nhất Châu Á, giải thưởng được xem là Nobel Toán học với 3 lần đăng quang: Kunihiko Kodaira (1954), Heisuke Hironaka (1970), Shigefumi Mori (1990). Sở dĩ như vậy vì tại các trường đại học ở Nhật, bầu không khí nghiên cứu tự do thoải mái; chế độ giáo dục, nghiên cứu và quản lý lấy giáo viên làm chủ thể; giáo viên được hưởng thu nhập và danh vọng cao – tất cả những cái đó là một trong các nhân tố quan trọng làm cho Nhật Bản trở thành quốc gia châu Á đoạt nhiều giải Nobel nhất.

Một phần của tài liệu Chính sách đầu tư và khoa học công nghệ của nhật bản (Trang 34 - 38)