Chính sách trọng dụng người tà i:

Một phần của tài liệu Chính sách đầu tư và khoa học công nghệ của nhật bản (Trang 33 - 34)

Nhật Bản quan niệm việc đặt tri thức nên hàng đầu ngay từ khi còn rất sớm, nhà nước luôn có chế độ đãi ngộ cao với người tài và có các khoản chi lớn cho đầu tư về nghiên cứu khoa học công nghệ. Trước viễn cảnh đó, ngoại trừ những vấn đề

liên quan đến an ninh quốc gia, các dự án khổng lồ cần được mở cho cộng đồng nghiên cứu châu Á và quốc tế. Yếu tố đặc biệt quan trọng là phát triển nhận thức chiến lược về các dự án này, hình thành một mạng lưới các nhà nghiên cứu châu Á, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tương lai và xây dựng mạng lưới nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng sẽ tìm kiếm sự tham gia của không chỉ các viện nghiên cứu và trường đại học mà cả các kỹ sư hoặc những doanh nghiệp trong việc tham gia vào các dự án khổng lồ. Những chương trình như vậy đòi hỏi

các chiến lược và chính sách KH&CN phải tính tới các vấn đề môi trường và kinh tế.

Trong Tầm nhìn 2050 của mình, Nhật Bản sẽ ưu tiên trước hết cho các chương trình và dự án trao đổi giữa các nhà nghiên cứu châu Á, tạo cho họ nhiều cơ hội hợp tác. Nhật Bản đang xây dựng một mô hình quốc gia đáp ứng đồng thời đòi hỏi về kinh tế và môi trường. Do vậy, Nhật Bản có thể đóng góp đáng kể vào giải quyết vấn đề môi trường mà các nước đang phát triển ở châu Á chắc chắn sẽ phải đối đầu khi kinh tế tăng trưởng trong khoảng 20 đến 30 năm tới.

Tầm nhìn cũng đã đặt trọng tâm vào vấn đề cải cách giáo dục. Tầm nhìn cho rằng chỉ với KH&CN sẽ không giải quyết được mọi vấn đề, mà cần phải có một hệ thống giáo dục được cải cách, trong đó nhấn mạnh thu hút và bồi dưỡng nhân tài.

Một phần của tài liệu Chính sách đầu tư và khoa học công nghệ của nhật bản (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w