Thủ tục sau đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận tốt nghiệp nghiên cứu về Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên những vấn đề về vốn và chế độ tài chính (Trang 29 - 31)

đăng ký kinh doanh. Thực chất đây là hình thức công khai hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích để cho các cộng đồng các doanh nghiệp khác và khách hàng biết được sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phải đăng ký trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh, hoặc trong các loại bài báo viết, công báo hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp hoặc báo hàng ngày của Trung ương trong ba tháng liên tiếp về các nội dung liên quan đến doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

- Tên doanh nghiệp.

- Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có) - Mục tiêu ngành, nghề kinh doanh;

- Vốn Điều lệ;

- Họ tên, địa chỉ, quốc tịch, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu công ty.

- Họ tên địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

- Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty, công ty phải kinh doanh đúng ngành nghề như đã cam kết trong chứng nhận. Nếu có thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì phải tuân theo những quy định do pháp luật quy định và tuỳ theo từng trường hợp thay đổi nội dung khác như đã đăng ký kinh doanh lúc đầu.

- Nơi đăng ký kinh doanh.

Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng những thay đổi đó trong thời hạn ba mươi ngày làm

việc.

So sánh giữa Luật doanh nghiệp 2005 với Luật doanh nghiệp 1999 ta thấy rằng Luật doanh nghiệp 2005 có một số điểm mới so với Luật doanh nghiệp 1999 cụ thể là: Việc quy định họ tên, địa chỉ, quốc tịch, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Đây là một điểm khác biệt so với Luật doanh nghiệp 1999 chưa được đề cập đến. Luật doanh nghiệp 2005 đã khắc phục được nhược điểm của Luật doanh nghiệp 1999 còn tồn đọng lại và đó là điều kiện rất thuận lợi cho các nhà kinh doanh tránh bị lừa đảo lẫn nhau, bởi vì đã có sự giám sát một cách rất nghiêm ngặt của hệ thống các văn bản pháp luật .

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận tốt nghiệp nghiên cứu về Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên những vấn đề về vốn và chế độ tài chính (Trang 29 - 31)