CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH
VIÊN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP THỰC TIỄN
VÀ ĐỀ XUẤT.
2.1. VỐN VÀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là loại hình công ty đối vốn, không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn trong công chúng. Khi thành lập công ty, các thành viên phải cam kết góp vốn vào công ty với giá trị vốn góp và thời hạn góp vốn cụ thể. Thành viên góp vốn đầy đủ và đúng hạn như cam kết. Khi góp đủ phần vốn góp. Thành viên công ty được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp.(Điều 39- Luật Doanh nghiệp 2005)
Trường hợp có thành viên không góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty và thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồI thường thiệt hạI phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết . Người đại diện theo pháp luật của công ty, nếu không thự hiện đúng nghĩa vụ thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh thì phải cùng với thành viên chưa góp vốn liên đới chịu trách nhiệm đối với công ty về phần vốn chưa góp và thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. Thành viên công ty có quyền yêu cấu công ty mua lại phần vốn góp của mình trong những trường hợp nhất định (Điều 43 luật doanh nghiệp 2005.)
Trong quá trình hoạt động của công ty, thành viên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác (Điều 44-45 luật doanh nghiệp 2005).
Công ty có thể tăng vốn điều lệ theo quyết định của hội đồng thành viên bằng các hình thức như : tăng vốn góp của các thành viên, điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng của công ty, tiếp nhận vốn góp của thành
viên mới (Điều 60 luật doanh nghiệp 2005), Công ty có thể giảm vốn điều lệ theo các quyết định của hội đồng thành viên bằng các hình thức và thủ tục được quy định tại điều 60 luật doanh nghiệp 2005.
Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp, đồng thời vẫn phải đảm bảo đủ thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn phải trả khác sau khi đã phân chia lợi nhuận
2.1.1. Việc thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
Theo quy định tại Điều 39 luật doanh nghiệp năm 2005 thì thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng tài sản góp vốn như đã cam kết, Nếu thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Nếu thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại ( Trường hợp này, công ty phải thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi)
- Tài sản góp vốn có thể không bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng nhưng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.
- Thành viên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh nếu không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. Trường hợp này, sẽ được coi là nợ của thành viên đó với công ty. Sau thời hạn cam kết cuối cùng mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì đương nhiên thành viên đó không còn là thành viên của công ty và công ty phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005.
- Thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp này phải có đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 39 của Luật doanh nghiệp 2005.
* Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:
+ Tăng vốn góp của thành viên;
+ Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty;
+ Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
* Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trong trường hợp này, số vốn góp thêm đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thoả thuận khác.
Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải được sự nhất trí của các thành viên, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
* Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:
+ Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
+ Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 của Luật này;
+ Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty.
* Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh.Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;
+ Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; phần vốn góp của mỗi thành viên;
+ Vốn điều lệ; số vốn dự định tăng hoặc giảm; + Thời điểm, hình thức tăng hoặc giảm vốn;
+ Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên, người đại diện theo pháp luật của công ty.
Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có quyết định của Hội đồng thành viên. Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có quyết định của Hội đồng thành viên và báo cáo tài chính gần nhất; đối với công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50% thì báo cáo tài chính phải được xác nhận của kiểm toán độc lập.
Cơ quan đăng ký kinh doanh đăng ký việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.