KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sản xuất rau tại xã hương chữ - hương trà - thừa thiên huế (Trang 37 - 40)

4. 6.3 Những đề xuất và hướng giải pháp để phát triển sản xuất rau ở Hương Chữ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài” Đánh giá hoạt động kinh tế sản xuất rau tại xã Hương Chữ- Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế” chúng tôi có thể đưa ra một số hạn chế như sau:

Xã Hương Chữ là một xã có truyền thống trồng rau từ lâu đời, với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên trong quá trình sản xuất rau xã còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khí hậu thời tiết không mấy được ưu đãi, vào mùa mưa thì cây trồng bị úa lũng, còn vào mùa khô thì nắng hạn kéo dài làm cho cây trồng bị chết khô héo.Tất cả những tác động trên của thời tiết đều làm cho cây trồng giảm năng suất và sản lượng cây trồng trầm trọng.

Bên cạnh những khó khăn về khí hậu thời tiết thì xã Hương Chữ còn một số khó khăn như: về kỹ thuật, vốn, giống, thị trường… trong đó khó khăn về kỹ thuật và thị trường đang là vấn đề cấp bách nhất cần được giải quyết sớm. Với kỹ thuật truyền thống như hiện nay thì hiệu quả của việc sản xuất rau vẫn chưa cao và còn kém chất lượng. Còn thị trường giá cả rau bị giao động lên xuống thất thường và chênh lệch giữa các vụ trong năm cao đã làm cho người dân rất hoang mang và lo ngại trong quá trình sản xuất.

Quy mô sản xuất rau của toàn xã nhìn chung còn nhỏ và manh mún, chủng loại rau còn ít, chủ yếu tập trung vào những loại rau có giá trị kinh tế còn thấp: Rau Cải, Xà Lách, Rau Thơm … chưa chú trọng đến những loại rau mang giá trị kinh tế lớn hơn như: Mướp Đắng, Cần Tây,…để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Sản xuất rau trên địa bàn còn mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, chưa chủ động sản xuất những loại rau trái vụ, trong khi đó hầu hết các loại rau trái vụ đều bán với giá cao.

Việc đầu tư các yếu tố đầu vào như: phân bón và một số nhân tố khác có ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng rau vẫn chưa hợp lý. Hầu hết các nông hộ sử dụng các loại phân bón hóa học nhiều hơn là sử dụng phân chuồng. Điều này đã làm tăng ô nhiễm môi trường và thoái hóa đất và giảm sức khỏe con người.

Người dân nơi đây chủ yếu áp dụng các kỹ thuật truyền thống. Việc sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất rau còn chậm, như sử dụng giống mới, xây dựng hệ thống nhà lưới… nên đem lại hiệu quả chưa cao đối với người trồng rau.

Việc phát triển rau ở xã chủ yếu là quan tâm đến năng suất và sản lượng, chưa thật sự quan tâm nhiều thông tin về yêu cầu thị trường và vệ sinh an toàn thực phẩm rau sạch.

Đặc biệt qua thực cho thấy, khi so sánh lúa và rau trên cùng một đơn vị diện tích (trên một chân ruộng) thì hiệu quả cây rau mang lại lớn hơn nhiều. Tuy nhiên việc chuyển đổi diện tích lúa trên một chân ruộng sang trồng rau đang còn là một vấn đề bất cập. Vì người dân vẫn còn giữ tập quán canh tác truyền thống và những quan điểm cố hữu.

5.2. Kiến nghị

Để nghề trồng rau của xã Hương Chữ nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung ngày càng phát triển mạnh, mang tính chất hàng hóa cao hơn. Qua những hạn chế trên chúng tôi có thể đưa ra một số kiến nghị như sau:

Đối với chính quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn đến việc sản xuất rau của người dân. Mở rộng các chính sách như cho vay vốn lãi thấp, mở các lớp tập huấn dựa trên nhu cầu của đa số bà con. Có chương trình hỗ trở đầu vào, giảm mức thu thuế khi người dân gặp khó khăn về thời tiết và các vấn đề có liên quan đến việc trồng rau để tạo điều kiện cho người dân địa phương có khả năng phát triển trồng rau tốt hơn.

Đối với người dân cần thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, không ngừng học hỏi kinh nghiệm cũng như các tiến bộ kỹ thuật từ các mô hình trồng rau thành công từ những địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Không ngừng nâng cao trình độ canh tác của bản thân, tổ chức các nhóm tham gia sản xuất rau để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Đối với những nhà nghiên cứu tiếp theo, cần nghiên cứu thêm về các đề tài như: các giải pháp đối với nông hộ sản xuất rau, nghiên cứu về lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho rau và cách sử dụng hợp lý, nghiên cứu về thực trạng sản xuất rau và hướng phát triển tốt nhất cho nghề trồng rau,

nghiên cứu những hạn chế của nông hộ sản xuất rau và các giải pháp khắc phục, sản xuất rau trái vụ và hiệu quả của nó mang lại.

Trên đây là một số kết luận và kiến nghị của tôi trong giới hạn cho phép qua kết quả nghiên cứu đề tài mà tôi đã thực hiện.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sản xuất rau tại xã hương chữ - hương trà - thừa thiên huế (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w