một chân ruộng)
Nói chung kết qủa và hiệu quả trong sản xuất đó vấn đề mà khiến người dân quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là trong sản xuất rau. Vì điều này nó liên quan đến vấn đề thu nhập cũng như những kết quả mà người dân mong muốn đạt được khi họ bỏ ra một đồng vốn đầu tư vào sản xuất. Để đưa ra kết luận cuối cùng xem trên một chân ruộng, trong cùng một đơn vị diện tích thì trồng lúa hay trồng rau sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Qua đó nhằm khuyến cáo người dân nên chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nào. Việc đưa ra kết luận này chúng tôi phải dựa trên thực tế phỏng vấn hộ theo phiếu điều tra sẵn có và kết quả cuối cùng được chúng tôi đưa ra bảng sau:
Bảng 9: So sánh hiệu quả giữa trồng lúa và trồng rau trên một sào/năm
TT Hạng mục Đơn vị tính Trồng rau Trồng lúa
1. Doanh thu 1000đ 3028 1350
2. Lợi nhuận 1000đ 1743 637
3. Lợi nhuận/chi phí Lần 1,356 0,893
4. Lợi nhuận/lao động Lần 0,601 1,062
(Nguồn: Theo số liệu điều tra 2007)
Nhìn vào bảng 9 ta thấy, nếu như chưa tính đến công lao động gia đình thì kết quả thu được khả quan hơn. Bởi vì phần lớn các hoạt động sản xuất của các hộ gia đình đều lấy công làm lãi, sử dụng 100% công lao động gia đình. Qua bảng 9 trên ta cũng thấy, trên một chân ruộng thì doanh thu và lợi nhuận từ một sào rau sẽ lớn hơn một sào lúa. Mặt khác, nếu tính toán theo công thức “lợi nhuận/chi phí vật chất” thì trung bình cứ một đồng chi phí bỏ ra một sào rau sẽ thu lại lợi nhuận cao hơn một sào lúa. Từ đó chứng tỏ rằng hiệu quả kinh tế của một sào rau sẽ cao hơn một sào lúa.
Để biết được hiệu quả xã hội của việc trồng rau và trồng lúa trên một chân ruộng chúng tôi dựa trên công thức “lợi nhuận/lao động”. Theo tính toán từ công thức này chúng tôi thấy, bình quân cứ bỏ ra một công lao động thì lợi
nhuận thu được từ một sào lúa sẽ lớn hơn một sào rau. Điều đó chứng tỏ trồng rau cần nhiều công lao động hơn trồng lúa. Hay nói cách khác trồng rau sẽ tận dụng được lao động gia đình trong mọi thời điểm. Như vậy xét từ hai khía cạnh kinh tế và xã hội như trên thì việc trồng rau sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trồng lúa nhiều. Điều này cũng dễ hiểu vì rau có thể trồng được nhiều vụ/năm và trên diện tích đó có thể trồng nhiều rau loại khác nhau trong vụ hoặc năm nên thu hoạch thường xuyên. Mặt khác, chúng tôi được biết năng suất và sản lượng của các loại rau loại cao hơn lúa. Vì vậy, thu nhập cũng như lợi nhuận từ rau cao hơn lúa là điều tất yếu. Từ phân tích trên chúng tôi muốn đưa ra lời kiến nghị: như vậy phần diện tích trồng lúa trên cùng một chân ruộng với rau cần chuyển đổi sang đất trồng rau. Nhằm tăng diện tích rau, tăng sản xuất rau theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương nơi đây. Có thể việc thay đổi này đang là vấn đề khó khăn cho người dân do quan điểm hay tập quán canh tác của họ. Nhưng để mang lại hiệu quả hơn về nhiều mặt cho nông hộ thì việc chuyển diện tích đất trồng lúa sang diện tích trồng rau (trên một chân ruộng) là một điều cần thiết. Vì vậy, người dân cần phối hợp với chính quyền địa phương để giải quyết vấn đề chuyển đổi cho hợp lý.
4.4. Vai trò của sản xuất rau đối với sinh kế nông hộ
4.4.1. sản xuất rau đã có những đóng góp đáng kể cho thu nhập của nông hộ
Nguồn thu nhập chính của các nông hộ xã Hương Chữ hiện nay là chăn nuôi, trồng trọt và nghề phụ khác. Để biết được tình hình thu nhập của xã Hương Chữ như thế nào thì chúng ta dựa vào bảng số liệu sau:
Bảng 10: các nguồn thu nhập chính của nông hộ năm 2007 TT Tỉ lệ trong thu nhập hộ
(%) Nguồn thu nhập
Hộ không nghèo Hộ nghèo
1. Chăn nuôi 32,25 43,25
2. Trồng trọt 33,5 50,25
3. Nghề phụ 27,25 3,5
4. Trợ cấp/lương 7 3
Qua số liệu ở bảng 10 trên cho thấy, thu nhập từ trồng trọt cao nhất là các hộ nghèo thì tỉ lệ này lên đến 50,25% so với tổng thu nhập của hộ, trong khi đó hộ không nghèo chỉ chiếm 33,5% trong tổng thu nhập của nông hộ. Điều này cho thấy, mức độ quan trọng của trồng trọt đối với đời sống của người dân. Đứng sau trồng trọt là chăn nuôi chiếm vị trí thứ hai, đây cũng là lĩnh vực khá quan trọng đối với thu nhập của nông hộ. Bởi vì, ngoài làm ruộng ra người dân ở đây chủ yếu là chăn nuôi, nhất là hộ nghèo (chiếm 43,35%) chủ yếu là chăn nuôi gia súc và gia cầm với quy mô nhỏ lẽ như gà, vịt,lợn, trâu, bò ... trong khi đó, hộ không nghèo chiếm 32,25%. Điều này chứng tỏ mức độ thuần nông của hộ nghèo cao hơn. Vì Bởi, trong khi các hộ nghèo thu nhập chủ yếu là từ trồng trọt và chăn nuôi thì các hộ không nghèo lại thu nhập đồng đều từ các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và các ngành nghề phụ khác. Điều đó cũng cho thấy các hộ không nghèo tiếp cận nhanh nhạy với thị trường bên ngoài và có sự đa dạng trong thu nhập. Vì vậy, để tăng thêm các nguồn thu nhập trong gia đình, các hộ nghèo cũng cần học hỏi các hộ khá hơn.
Đối với xã Hương Chữ, cây rau là một trong những cây trồng có vai trò trong thu nhập của nông hộ. Vì vậy, trong cơ cấu cây trồng thì rau là một trong những loại cây được đề cập nhiều. Điều này được thể hiện rõ trong cơ cấu thu nhập từ các loại cây trồng chính của các hộ trồng rau được trình bày ở bảng số liệu dưới đây:
Bảng 11: Thu nhập từ các cây trồng chính của nông hộ năm 2007 (tính theo tổng thu nhập)
Tiêu chí Hộ không nghèo Hộ nghèo
TT Loại cây trồng Thu nhập (1000 đ) Tỷ lệ % Thu nhập (1000 đ) Tỷ lệ % 1. Lúa 11306,6 40,39 10838 39,32 2. Khoai 125 0,45 160 0,58 3. Vừng 1863,5 6,66 1979,5 7,18 4. Lạc 3726 13,3 3985,5 14,46 5. Rau 10975 39,2 10600 38,46
Qua bảng 11 này ta thấy trong thu nhập bình quân của nông hộ từ các cây trồng thì cây rau đứng vị trí thứ hai sau cây lúa. Tiếp đó là cây Vừng, Lạc, Khoai Lang. Như vậy ta thấy rau là một trong hai loại cây trồng có tầm quan trọng đối với thu nhập của nông hộ từ trồng trọt. Nếu so sánh giữa hai loại hộ thì bình quân thu nhập từ rau của hộ không nghèo cao hơn hộ nghèo. Như vậy, mặc dù là diện tích trồng rau bình quân của hộ nghèo lớn hơn hộ không nghèo song hiệu quả thu được lại thấp hơn. Điều đó cũng giải thích rằng với hộ nghèo thì trình độ kỹ thuật canh tác cũng như mức đầu tư vào sản xuất còn thấp hơn so với hộ không nghèo nhiều. Các loại cây khác như: Vừng, Lạc, Khoai Lang tuy không chiếm tỉ lệ cao trong thu nhập song cũng góp phần làm đa dạng hóa các loại thu nhập trong sản xuất trồng trọt của của người dân địa phương.
4.4.2 Sản xuất rau đã tận dụng được lao động gia đình và lao động nhàn rỗi
Việc trồng rau không chỉ mang lại thu nhập cao mà trong thực tế trồng rau còn giúp tạo công ăn việc làm cho nông hộ trong thời gian rãnh rỗi. Qua điều tra chúng tôi được biết việc trồng rau từ khi gieo đến khi thu hoạch chiếm một lượng công việc khá cao. Do trồng rau yêu cầu làm đất, tưới tiêu, bắt sâu đến thu hoạch đều cần đến công lao động chân tay của người dân. Tuy công việc chăm sóc rau không năng nhọc như nhiều công việc khác nhưng nó lại chiếm hầu hết thời gian rãnh của nông hộ. Điều đó chứng tỏ rằng nghề trồng rau đã giúp người nông dân luôn có công việc làm.
4.4.3 Trồng rau góp phần tăng chất lượng của các bữa ăn ở người dân địa phương địa phương
Chúng ta biết rằng rau là món ăn không thể thiếu đối với đời sống của con người. Nhất là trong thời đại ngày nay, khi mà con người đã đầy đủ về các loại lương thực và thực phẩm thì họ lại hướng về nhu cầu về Vitamin, mà rau là món ăn mà cung cấp vitamin nhiều nhất. Trong nhiều loại rau đều chứa nhiều Vitamin như: A, B, C, E,...và bổ sung lượng sắt thiếu hụt trong cơ thể, rau còn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể con người. Vì thế ăn rau nhiều nhất là loại rau sạch thì rất có lợi cho sức khoẻ. Đối với người dân xã Hương Chữ rau không chỉ là món ăn bổ sung dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày mà việc trồng rau còn cải tạo chất lượng bữa ăn hàng ngày của người dân nhất là từ
khi giá cả rau tăng lên đáng kể. Vì một khi rau bán được thì người dân sẽ lấy khoản tiền mặt này để mua các loại thực phẩm khác như thịt, trứng, cá ... là những loại thức ăn mà người dân không tự túc được.
4.4.4. Sản xuất rau tận dụng được các diện tích đất xấu, tăng hiệu quả sử dụng đất dụng đất
Với trồng rau có truyền thống lâu đời, người dân ở địa phương đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và và quản lý đất đai. Ngoài ra người dân còn sử dụng phân chuồng, phân tro để bón cho ruộng. Vì thế, đất đã sử dụng lâu năm nhưng tỷ lệ bạc màu thấp. Mặt khác, việc trồng rau còn tận dụng không ít một diện tích đất trống vào những mùa không làm được gì. Vì vậy, việc trồng rau vào những vụ này sẽ tăng thêm được sản lượng rau cũng như thu nhập cho người dân.