2.2.1.Yếu tố bên trong.
Mục tiêu chiến lược của công ty: Trong giai đoạn tới Công ty tiếp tục đi trước đón đầu khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm giá bán. Bên cạnh đó vẫn nâng cao chất lượng hàng hoá, đồng thời thực hiện công tác thống kê chặt chẽ, nâng cao cường độ làm việc của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
-Nâng cao chất lượng sản phẩm, xác định mặt hàng mục tiêu và thực hiện nhóm " khách hàng thân thiết" của Công ty.
-Mở rộng phạm vi kinh doanh, xác định các mảng thị trường chính, thực hiện phân đoạn thị trường để đáp ứng được mong muốn của khách hàng.
- Thực hiện các chương trình giảm giá, bán hàng khuyến mại, tham gia các hội chợ quảng bá sản phẩm tới ngưòi tiêu dùng.
- Tổ chức tuyển dụng đội ngũ cán bộ, công nhân viên một cách bài bản, để lựa chọn được những cá nhân tiêu biểu, có năng lực, nhiệt tình cho Công ty.
-Tiếp tục tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên Marketing hoàn hảo, để tiếp cận với những thị trường mới và khai thác tối đa thị trường hiện tại.
-Nâng cao năng lực tài chính cho Công ty bằng cách thu hút các nguồn vốn tạm rỗi của cán bộ, công nhân viên và tiến tới thực hiện liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành phát triển và tạo ưu thế cạnh tranh.
-Cuối cùng chấn chỉnh hệ thống hạch toán kế toán và đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong công ty.
2.2.2.Yếu tố khách quan bên ngoài doanh nghiệp
Mục tiêu phát triển của đất nước là mở rộng quan hệ đối ngoại kinh tế, đây cũng là cách để Nhà nước phát triển các thương hiệu trong nước, với chính sách kinh tế đối ngoại hợp lý vừa tạo cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài vừa nhằm tăng quy mô xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, qua đó có thể bảo vệ thị trường trong nước trước sự xâm nhập mạnh mẽ của hàng hoá, dịch vụ nước ngoài.
Tháng 11 năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên phải đối mặt với hàng loạt khó khăn: Nhà nước xoá bỏ chế độ bảo hộ mậu dịch, hàng hoá ngoại tràn vào cạnh tranh về chất lượng và giá cả...
Các chính sách trợ cấp xuất khẩu, tín dụng của Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Nhà nước tiến hành lập các quỹ bảo hiểm, quỹ hỗ trợ xuất khẩu chung cho cả nước, cho phép Công ty lập các quỹ này để ứng phó
với những biến động của giá cả thị trường và gặp rủi ro khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.
Còn với các chính sách thuế: Nhà nước cắt giảm một số loại thuế nhằm giảm gánh nặng cho nhà sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá nội địa khi tham gia vào thị trường thế giới.
Bên cạnh đó là sự nhận thức và sự quan tâm của người tiêu dùng về thương hiệu: Bên cạnh những ích lợi sản phẩm mang lại, người tiêu dùng đã nhận thức được giá trị của thương hiệu, vì thế gần như các công ty thành công hiện nay đều nhằm mục đích kinh doanh thương hiệu. Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ quan tâm tới chất lượng và giá cả sản phẩm mà họ còn rất nhạy bén với những giá trị vô hình mà sản phẩm họ sử dụng đem lại. Nên người tiêu dùng cũng rất coi trọng thương hiệu của sản phẩm, nhiều khi khách hàng quan trọng hoá những giá trị vô hình đó hơn cả chất lượng sản phẩm, họ sẵn sàng trả giá rất cao cho các sản phẩm tạo ra phong cách riêng hay khẳng định đẳng cấp của mình. Điều này là một yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình phát triển thương hiệu của các công ty trong đó có công ty TNHH Thiên Xuân.
Một yếu tố khác nữa ảnh hưởng tới chiến lược phát triển thương hiệu của Công ty đó là các đối thủ cạnh tranh: Thị trường ngày một sôi động, hàng năm có hàng trăm ngàn doanh nghiệp được thành lập vì vậy tính cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt, do đó để tạo chỗ đứng vững chắc cho mình, các doanh nghiệp cần phải tạo cho mình một thương hiệu mạnh. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty ngày càng dày đặc hơn, sản phẩm của họ có thể tốt hơn, phong cách phục vụ khách hàng luôn tận tình nên Công ty cùng một lúc phải đối phó với nhiều khó khăn để khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Với quan niệm
" thương trường là chiến trường", luôn chứa đựng nhiều cam go, thách thức doanh nghiệp nào mạnh, biết mình biết người mới có thể chiến thắng.
Như vậy trong nền kinh tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn phải đối mặt với những thách thức mới, khó khăn nhiều nhưng cũng chứa đựng nhiều cơ hội mới, Công ty Thiên Xuân cũng vậy. Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn tới chiến lược phát triển thương hiệu của Công ty trong giai đoạn hiện nay, và sắp tới.