dàng làm suy giảm uy tín thương hiệu hoặc có thể rất lâu hoặc không bao giờ Công ty có thể khôi phục được thương hiệu và lòng tin của khách hàng. Công ty tốt nhất cần tránh tình trạng kiện tụng, vì vừa mất nhiều tiền và công sức của mình, nói chung là hao mòn nguồn lực nhất là với tình trạng tài chính và tiềm lực Công ty chưa thực sự đủ mạnh. Để làm được điều này, Công ty phải xác lập quyền sở hữu thương hiệu của mình và cần nghiên cứu thị trường để phát hiện hàng giả, hàng nhái…Ngoài ra, cần phải tăng quan hệ tích cực với khách hàng, cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hoá và doanh nghiệp, mặt khác mở rộng hệ thống kênh phân phối, các đại lý bán lẻ hàng hoá, thiết lập hệ thống thông tin phản hồi từ khách hàng một cách hoàn thiện nhất. Với các đại lý, nhà phân phối, Công ty phải có chương trình hỗ trợ như thường xuyên tiếp xúc, giúp đỡ họ trong qúa trình cung cấp hàng hoá tới người tiêu dùng. Thực hiện chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, và phải biết coi trọng nguyên tắc " cộng sinh cùng có lợi". Còn với người tiêu dùng, Công ty sử dụng các chương trình khuyến mại giới thiệu sản phẩm mới, mời họ mua hàng và sẵn sàng trả lời những thắc mắc của họ về sản phẩm, về Công ty, phải coi khách hàng là trung tâm của Công ty, hướng tới lợi ích của họ. Công ty cần tiến hành mở rộng hệ thống phân phối, bán lẻ với mục tiêu phủ kín thị trường phù hợp với nguồn lực của mình nhưng không thể bị kẻ xấu lợi dụng.
2.4. Thực trạng phát triển thương hiệu của đối thủ cạnh tranh của Công ty. Công ty.
Tình hình phát triển thương hiệu của đối thủ cạnh tranh của Công ty.
Trong những năm gần đây, với cường độ cạnh tranh trong ngành dệt may và nội thất như hiện nay, các đối thủ cạnh tranh của Công ty đã và đang xây
dựng mối quan hệ chặt chẽ với các phương tiện truyền thông hiện đại để tiếp cận với khách hàng. Đồng thời sự ra đời của ngành công nghiệp nội thất, hơn nữa các làng nghề truyền thống đang được Nhà nước khuyến khích khôi phục và phát triển nên sản phẩm cạnh tranh của Công ty ngày càng trở nên tinh vi hơn về mẫu mã, giá cả, thậm chí cả cách tiếp cận khách hàng. Chẳng hạn, với sản phẩm chăn ga, gối đệm, rèm cửa… là sự cạnh tranh của ngành công nghiệp may mặc, có tên tuổi như: May Việt Tiến, May 10, may sông Hồng…Các sản phẩm của những công ty vừa đa dạng về chủng loại và kiểu dáng, hơn nữa do lợi thế cạnh tranh về giá cả nên là những đối thủ khá tầm cỡ của Công ty. Chỉ riêng với bề dày kinh nghiệm trong ngành sản xuất, kinh doanh hàng may mặc của May 10, Việt Tiến, cũng đủ là một trở ngại cho Công ty, mặt khác cũng do quy mô rộng, thời gian xây dựng và phát triển dài các công ty này đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, đặc biệt những thương hiệu này đã quá quen thuộc với khách hàng. Các doanh nghiệp này không chỉ gây khó khăn cho Công ty về uy tín thương hiệu mà còn tác động đến phương thức sản xuất kinh doanh của Công ty sao cho có thể đáp ứng được giá cả hợp lý để cạnh tranh với họ. Đồng thời, trong thị trường sôi động, luôn chứa đựng những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, một doanh nghiệp có thể trụ vững trên thị trường chỉ khi họ đáp ứng được những mong muốn của khách hàng một cách tốt nhất.
Còn với nhóm sản phẩm nội thất gia đình thì sự có mặt của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đồ nội thất có danh tiếng như đồ gỗ Mỹ Hà, Mỹ Dung, Điện Quang… và hàng ngàn cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ khác… cũng luôn đe doạ tới Công ty. Phải nói sản phẩm của những hãng này không những bền, đẹp, kiểu dáng sang trọng và đa dạng có thể hướng tới tất cả các nhóm khách hàng trong xã hội mà lợi của họ còn được thể hiện qua bề dày kinh
nghiệm kinh doanh, đặc biệt người tiêu dùng đã quen với dòng sản phẩm đó, phong cách của họ là phục vụ khách hàng tận tình, luôn hướng tới những giá trị ích lợi cho người tiêu dùng. Các sản phẩm trang trí nội thất như giường, tủ, bàn ghế… hay tới các vật tưởng như nhỏ như : đèn bàn, đèn học…vừa đáp ứng cho nhóm thị trường nhỏ là các hộ gia đình, vừa phục vụ cho các doanh nghiệp khác như các khách sạn, nhà hàng, các công sở, trường học…Thị trường luôn thay đổi, doanh nghiệp càng gặp khó khăn hơn trong quá trình tìm chỗ đứng cho mình, vì hàng ngày có nhiều doanh nghiệp thành lập và phá sản. Vấn đề đặt ra là khó khăn lắm, nhưng thời cơ cũng nhiều nên nếu "chớp" được cơ hội có thể đó là một bước đột phá của mình.
2.5.Xác định vị trí thương hiệu của Công ty trên thị trường
Theo điều tra của Tạp chí Sài Gòn tiếp thị, hầu hết các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường được thời gian nhất định để tiếp tục phát triển đều phải tìm cách tiếp cận khách hàng qua các chiến lược thương hiệu. Công ty Thiên Xuân cũng vậy, nhờ có sự đầu tư bài bản vào xây dựng và phát triển thương hiệu nên cũng gặt hái được những thành công nhất định, đồng thời phải khẳng đinh rằng thương hiệu Công ty ngày một được công chúng biết đến nhiều hơn. Sau gần 10 năm kinh doanh trên thị trường Công ty đã có chỗ đứng khá vững, nguyên nhân là do hệ thống các kênh phân phối rộng rãi, chính sách bán hàng và các hoạt động Marketing hiệu quả, mặt khác còn nhờ sự lựa chọn đúng đắn của Công ty trong quá trình xây dựng thương hiệu. Điều này được thể hiện rất rõ qua cuộc điều tra nhỏ về tiêu dùng cuối cùng với quy mô mẫu là 100 người. Tuy vậy, kết quả điều tra cũng chưa thể phản ánh hết được thực tế của Công ty,song nó cũng có tính chất tham khảo. Kết quả nghiêm cứu cho thấy có 52% số người được hỏi trả lời là có nghe nói họăc biết đến sản phẩm của Công ty, và 48% số
người trả lời có sử dụng sản phẩm của Công ty, còn ở Mỹ Hà tỷ lệ này lần lượt là 70%, 75%, hay với nhóm sản phẩm màn rèm, chăn, ga, gối đệm…của Việt Tiến tỷ lệ này là 80%, 83%, của May 10 là 86%, 84%.
Với xu hướng hiện tại người tiêu dùng đánh giá yếu tố thương hiệu là rất quan trọng trong hướng lựa chọn sản phẩm: 46% trả lời rất quan trọng , 36% trả lời quan trọng, 12% trả lời bình thường và chỉ có 6% trả lời không quan trọng. Tình hình hiện tại dự đoán Thiên Xuân sẽ chiếm lĩnh được thị phần lớn hơn trong giai đoạn tới.