Phân loại : GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK.

Một phần của tài liệu Sách giáo viên hóa học 9 (Trang 106 - 108)

2. Tính chất

− Một số phản ứng của muối cacbonat như : CaCO3, NaHCO3 với dung dịch HCl, nhiệt phân CaCO3... HS đã biết ở chương trước.

GV yêu cầu HS dự đoán : Muối cacbonat có những tính chất hoá học của muối hay không ? Để trả lời câu hỏi này, cần kiểm tra bằng thực nghiệm.

Có thể GV biểu diễn từng thí nghiệm để kiểm tra từng tính chất, hoặc làm tất cả thí nghiệm để rút ra kết luận. Với những nơi có điều kiện nên cho HS làm thí nghiệm theo bàn vì các thí nghiệm này dễ thực hiện và kết quả nhanh, rõ ràng.

Các thí nghiệm có thể tiến hành theo 2 cách :

− Cách 1 : HS suy đoán tính chất của muối cacbonat và làm từng thí nghiệm để kiểm tra từng tính chất.

Thí dụ : GV làm thí nghiệm 1 để kiểm tra muối cacbonat phản ứng với axit như thế nào ? Sau đó chuyển sang tính chất tiếp theo của muối cacbonat.

− Cách 2 : HS suy đoán tính chất của muối cacbonat và làm các thí nghiệm để kiểm tra. Thí dụ nhóm HS làm cả 3 thí nghiệm, báo cáo kết quả và từ đó rút ra kết luận về tính chất của muối cacbonat.

Chú ý : Hầu hết muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit mạnh, giải phóng khí CO2 nhưng không phải tất cả các muối cacbonat đều tác dụng được với dung dịch muối và dung dịch kiềm. Do đó cần nhắc lại chỉ muối cacbonat tan trong nước, thoả mãn điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được mới có tính chất trên. Do đó GV có thể cho HS làm thí nghiệm đối chứng để khắc sâu điều kiện phản ứng.

Thí dụ :

Na2CO3 + Ca(OH)2 : có phản ứng vì tạo CaCO3 không tan.

Na2CO3 + KOH : phản ứng không xảy ra vì sản phẩm không có chất kết tủa hoặc chất khí.

Do đó chỉ nên nhận xét : "Một số muối cacbonat...".

Khi làm thí nghiệm, HS chú ý quan sát hiện tượng, giải thích, dự đoán chất tạo thành và viết các PTHH.

Muối cacbonat không phản ứng với kim loại để giải phóng kim loại trong muối vì không thoả mãn điều kiện xảy ra phản ứng.

Tính chất dễ bị nhiệt phân huỷ

Để nghiên cứu phản ứng nhiệt phân của muối cacbonat, GV có thể làm thí nghiệm biểu diễn phản ứng nhiệt phân NaHCO3, HS quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét.

Hiện tượng chứng tỏ có phản ứng : xuất hiện hơi nước trên thành ống nghiệm và nước vôi trong vẩn đục.

GV yêu cầu HS nêu một số phản ứng nhiệt phân muối cacbonat đã biết khác và viết PTHH, rút ra kết luận.

Chú ý : Phản ứng phân huỷ muối cacbonat không xảy ra đối với muối cacbonat trung hồ của kim loại kiềm như : K2CO3, Na2CO3... nên chỉ kết luận là "nhiều muối cacbonat...".

Nếu không có điều kiện, GV cho HS quan sát hình vẽ mô tả trong bài học, viết PTHH và rút ra nhận xét.

Một phần của tài liệu Sách giáo viên hóa học 9 (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w