Mức độ hoạt động hoá học của phikim

Một phần của tài liệu Sách giáo viên hóa học 9 (Trang 91 - 93)

GV thông báo cho HS biết : Các phi kim khác nhau hoạt động hoá học mạnh, yếu khác nhau. F, Cl, O, Br, I... là những phi kim hoạt động hoá học mạnh ; C, Si... là những phi kim hoạt động hoá học yếu hơn. Mức độ mạnh, yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng, mức độ phản ứng của phi kim với hiđro hoặc với kim loại. Thí dụ : Hỗn hợp flo và hiđro nổ trong bóng tối. Clo phản ứng với hiđro khi chiếu sáng, brom phản ứng với hiđro khi đun nóng, iot phản ứng với hiđro ở nhiệt độ cao, cacbon phản ứng với hiđro ở nhiệt độ rất cao. Clo đẩy được brom, brom đẩy được iot ra khỏi dung dịch muối.

Clo tác dụng với sắt tạo thành hợp chất sắt (III) clorua. Lưu huỳnh tác dụng với sắt chỉ tạo thành hợp chất sắt có hố trị II.

Rút ra kiến thức cần nhớ.

Cuối bài, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 phút để rút ra những kiến thức cần nhớ. Nếu còn thời gian, GV cho HS làm bài tập 1, 2, 3 trong SGK để củng cố kiếnthức.

d. hướng dẫn giải bài tập trong sgk

5. Hướng dẫn

Có thể thay tên các chất trong sơ đồ như sau :

S → SO2→ SO3→ H2SO4→ Na2SO4→ BaSO4

Dựa vào tỉ lệ khối lượng của Fe và S thì Fe còn dư sau phản ứng. Hỗn hợp A gồm FeS mới tạo thành và Fe dư sau phản ứng :

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Hỗn hợp khíB gồm : H2S và H2.

− Khối lượng Fe phản ứng với 1,6 g S là :

, vậy lượng Fe dư : 5,6 − 2,8 = 2,8 (g).

− Số mol FeS bằng số mol của S : = 0,05 (mol).

− Số mol Fe dư : 2,8 : 56 = 0,05 (mol).

− Số mol HCl phản ứng : 0,2 (mol).

− Thể tích dung dịch HCl : = 0,2 (lớt).

Bài 26 (2 tiết)

Clo

A. mục tiêu của bài học

1. Kiến thức

a) HS biết được tính chất vật lí của clo :

− Khí, màu vàng lục, mùi hắc, rất độc.

− Tan được trong nước, hơi nặng hơn không khí. b) HS biết được tính chất hoá học của clo :

− Clo có một số tính chất hoá học của phi kim : tác dụng với hiđro tạo thành chất khí, tác dụng với kim loại tạo thành muối clorua.

− Clo tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit, có tính tẩy màu, tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối.

d) HS biết được phương pháp :

− Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm : bộ dụng cụ, hoá chất, thao tác thínghiệm, cách thu khí...

− Điều chế khí clo trong công nghiệp : điện phân dung dịch NaCl bão hồ có màng ngăn.

2. Kĩ năng

− Biết dự đoán tính chất hoá học của clo và kiểm tra dự đoán bằng các kiến thức có liên quan và thí nghiệm hoá học.

− Biết các thao tác tiến hành thí nghiệm : đồng tác dụng với khí clo, điều chế clo trong phòng thí nghiệm, clo tác dụng với nước, clo tác dụng với dung dịch kiềm. Biết cách quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận.

Viết được các PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học, điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

Biết quan sát sơ đồ, đọc nội dung SGK để rút ra các kiến thức về tính chất, ứng dụng và điều chế khí clo.

B. chuẩn bị đồ dựng dạy học

Một phần của tài liệu Sách giáo viên hóa học 9 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w