PTHH : C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr Theo PTHH :1 mol C 6H6 1 mol C6H5Br

Một phần của tài liệu Sách giáo viên hóa học 9 (Trang 168 - 178)

C 2H4 + 3O2 2O 2+ 2H2O

3. PTHH : C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr Theo PTHH :1 mol C 6H6 1 mol C6H5Br

vậy x mol C6H6 x mol C6H5Br

Vì thực tế hiệu suất chỉ đạt 80% nên số mol brombenzen thu được là :

Theo đề bài ta có 0,8x × 157 = 15,7.

Lượng benzen cần dùng là = 78 × 0,125 = 9,75 (gam).

4. Chỉ có chất b và c làm mất màu dung dịch brom vì trong phân tử có liên kết đôi và liên kết ba tương tự etilen, axetilen.

CH2 = CH – CH = CH2 + 2Br2

CH3 – C ≡ CH + Br2

CH3 – CBr2 – CHBr2

Trường hợp (b), nếu HS viết với 1 brom, sẽ viết PTHH như sau : CH2 = CH – CH = CH2 + Br2 –→

Thực chất phản ứng xảy ra sẽ tạo ra 2 sản phẩm :

CH2 = CH – CH = CH2 + Br2

Bài 40 (1 tiết)

Dầu mỏ và khí thiên nhiên

A. Mục tiêu của bài học

1. Kiến thức

– Nắm được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, thành phần, cách khai thác, chế biến và ứng dụng của dầu mỏ, khí thiên nhiên.

– Biết crăckinh là một phương pháp quan trọng để chế biến dầu mỏ.

– Nắm được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ Việt Nam, vị trí một số mỏ dầu, mỏkhí và tình hình khai thác dầu khí ở nước ta.

2. Kĩ năng

− Biết cách bảo quản và phòng tránh cháy, nổ, ô nhiễm môi trường khi sử dụng dầu, khí.

B. những thông tin bổ sung

– Dầu mỏ khi để lâu trong không khí sẽ dần dần bị đông đặc lại và chuyển sang trạng thái rắn. – Trong mỏ dầu, áp suất lúc đầu cao hơn áp suất của khí quyển nên dầu và khí tự phun lên. Sau một thời gian, áp suất trong mỏ dầu cân bằng với áp suất khí quyển, khi đó dầu không phun lên mà phải bơm nước xuống để đẩy dầu lên.

− Dầu nặng là các dầu điezen, mazut... Về lí thuyết, có thể crăckinh tất cả các loại dầu này để thu được xăng. Tuy nhiên trong thực tế, khi chế biến dầu mỏ người ta chỉ tiến hành crăckinh để lấy một tỉ lệ xăng thích hợp (khoảng 40% khối lượng dầu mỏ).

C. Chuẩn bị đồ dựng dạy học

– Chuẩn bị mẫu dầu mỏ, tranh vẽ sơ đồ chưng cất dầu mỏ và ứng dụng của các sản phẩm thu được từ chế biến dầu mỏ.

D. Tổ chức dạy học I − Dầu mỏ

1. Tính chất vật lí

Cho HS quan sát mẫu dầu mỏ, nêu nhận xét. GV bổ sung và nêu kết luận.

2. Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ

GV có thể nêu câu hỏi dạng trắc nghiệm cho HS lựa chọn như : Các em hãy cho biết dầu mỏ có ở trên mặt đất, trong lòng đất, trong biển hay dưới đáy biển ?

Sau khi HS phát biểu, GV bổ sung và nêu kết luận sau đó nêu cấu tạo của mỏ dầu và cách khai thác dầu mỏ.

3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ

Khi dạy phần này GV có thể gợi ý cho HS bằng cách nêu lên các vấn đề như : Tại sao phải chế biến dầu mỏ ? Dầu mỏ được chế biến như thế nào ? Những sản phẩm chính thu được khi chế biến dầu mỏ là những sản phẩm nào ?

Cho HS so sánh nhiệt độ sôi của một số sản phẩm thu được khi chưng cất dầu mỏ, thí dụ như xăng, dầu hoả, dầu mazut, nhựa đường. Nêu những ứng dụng của các sản phẩm chế biến dầu mỏ trong nền kinh tế.

Để làm rõ tầm quan trọng của phương pháp crăckinh, GV có thể nêu ra thông tin : lượng xăng thu được khi chưng cất dầu mỏ là rất ít, vì vậy người ta phải sử dụng phương pháp crăckinh dầu mỏ nhằm thu được lượng xăng lớn hơn.

II − Khí thiên nhiên

HS đã được biết về khí thiên nhiên trong bài metan, vì vậy trong phần này GV có thể nêu vấn đề như sau : Ngoài dầu mỏ, khí thiên nhiên cũng là một nguồn hiđrocacbon quan trọng, em hãy cho biết khí thiên nhiên thường có ở đõu, trong khí quyển, trong không khí hay trong lòng đất v.v... Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là gì ? Chúng có ứng dụng như thế nào trong thực tiễn ?

III −Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam

Học phần này nhằm mục đớch giới thiệu cho HS biết về nguồn tài nguyên dầu khí của đất nước, nguồn nguyên liệu quan trọng của hoá học và nguồn nhiên liệu trọng yếu của nền kinh tế.

Khi học về phần này, GV nên có những câu hỏi như : Các em đã biết gì về dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam. Sau đó, HS phát biểu, GV kết luận về vị trí, trữlượng, chất lượng và tình hình khai thác, triển vọng của công nghiệp dầu mỏ và hoá dầu ở Việt Nam.

Khi giảng về phần này nên có tranh về nền công nghiệp dầu khí ở Việt Nam thì bài giảng sẽ hấp dẫn hơn.

E. hướng dẫn giải bài tập trong sgk

1. Câu đúng : c và e.

2. a) Người ta chưng cất dầu mỏ để thu được xăng, dầu hoả và các sản phẩmkhác. b) Để thu thêm được xăng, người ta tiến hành crăckinh dầu nặng. b) Để thu thêm được xăng, người ta tiến hành crăckinh dầu nặng.

c) Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là metan. d) Khí mỏ dầu có thành phần gần như khí thiên nhiên.

3. Các cách làm đúng là b và c vì ngăn không cho xăng dầu tiếp xúc với không khí. Cách làm a sai : vì khi đó, dầu loang nhanh trên mặt nước gây cháy to hơn.

4. Phản ứng đốt cháy :

CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O (1)

N2 và CO2 không cháy.

Ca(OH)2 + CO2 CaCO3↓ + H2O (2) Thể tích CH4 là (V : 100 ) × 96 = 0,96V.

Thể tích CO2 là (V : 100 ) × 2 = 0,02V.

Theo phản ứng (1) thể tích CO2 tạo ra là 0,96V.

Vậy thể tích CO2 thu được sau khi đốt là 0,96V + 0,02V = 0,98V. Số mol CO2 thu được là (0,98V : 22,4).

Theo (2) số mol CaCO3 tạo ra bằng số mol CO2 bị hấp thụ.

→ = 4,9 : 100 = 0,049 (mol). Ta có phương trình :

(0,98V : 22,4) = 0,049 → V = (22,4 × 0,049) : 0,98 = 1,12 (lớt).

Bài 41 (1 tiết)

Nhiên liệu

A. Mục tiêu của bài học

1. Kiến thức

– Nắm được nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phátsáng.

– Nắm được cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng.

2. Kĩ năng

– Nắm được cách sử dụng hiệu quả nhiên liệu. B. Chuẩn bị đồ dựng dạy học

– ảnh hoặc tranh vẽ về các loại nhiên liệu rắn, lỏng, khí.

– Biểu đồ hàm lượng cacbon trong than, năng suất toả nhiệt của các nhiên liệu. c. Tổ chức dạy học

I − Nhiên liệu là gì ?

Sau khi nêu một số nhiên liệu sử dụng hằng ngày, GV cho HS nhận xét để rút ra đặc điểm chung của các loại nhiên liệu. Tiếp theo có thể nêu câu hỏi : Vậy khi dựng điện để thắp sáng, đun

nấu thì điện có phải là một loại nhiên liệu không ? GV lưu ý HS điện là một dạng năng lượng có thể phát sáng và toả nhiệt nhưng nó không phải là một loại nhiên liệu.

II − Nhiên liệu được phân loại như thế nào ?

Sau khi nêu cơ sở phân loại nhiên liệu là dựa vào trạng thái, GV cho HS xếp loại một số nhiên liệu thông thường như than, gỗ, xăng, dầu hoả, khí thiên nhiên, khí than... Đối với mỗi loại nhiên liệu cần nêu lên những đặc điểm cơ bản như thành phần, lĩnh vực ứng dụng, năng suất toả nhiệt, tác động của việc sử dụng đến môi trường v.v...

Có thể sử dụng các loại biểu đồ đã vẽ sẵn để cho HS nhận xét, so sánh. III − Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả ?

Trong thực tế nhiều HS đã biết (hoặc sử dụng) một số loại nhiên liệu. Tuy nhiên việc giải thích các vấn đề gặp phải trong thực tế có thể còn chưa có cơ sở khoa học, vì vậy GV cần nêu ra các tình huống trong thực tế và cho HS giải thích, sau đó nhận xét, bổ sung rồi nêu kết luận.

D. hướng dẫn Giải bài tập trong sgk

1. Câu a (đơng).

Câu b sai vì nhiên liệu không cháy hết.

Câu c sai vì khi đó phải tiêu tốn năng lượng để làm nóng không khí dư.

2. Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất lỏng và chất rắn vì dễ tạo ra được hỗn hợp vớikhông khí, khi đó diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí lớn hơn nhiều so với chất lỏng và không khí, khi đó diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí lớn hơn nhiều so với chất lỏng và chất rắn.

3. a) Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí. b) Tăng lượng oxi để quá trình cháy xảy ra dễ hơn. b) Tăng lượng oxi để quá trình cháy xảy ra dễ hơn. c) Giảm lượng oxi để hạn chế quá trình cháy.

4. Trường hợp (b) đốn bóng dài sẽ cháy sáng hơn và ít muội hơn vì lượng không khí được hútvào nhiều hơn. vào nhiều hơn.

Bài 42 (1 tiết)

Luyện tập chương 4Hiđrocacbon. Nhiên liệu Hiđrocacbon. Nhiên liệu

A. Mục tiêu của bài học

1. Kiến thức

– Hệ thống mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của các hiđrocacbon.

2. Kĩ năng

– Củng cố các phương pháp giải bài tập nhận biết, xác định công thức hợp chất hữu cơ. B. tổ chức dạy học

GV kẻ bảng như SGK, sau đó yêu cầu HS lên bảng điền nội dung thích hợp vào các ô trống. GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.

Phần phản ứng minh hoạ : GV yêu cầu HS lên bảng viết các PTHH. C. hướng dẫn Giải bài tập trong sgk

1. C3H8 có 1 công thức.

C3H6 có 2 công thức : propilen CH2 = CH – CH3 ;

C3H4 có thể HS viết CH3 – C ≡ CH (propin) ; CH2 = C = CH2(propađien). hoặc

Với và , chỉ yêu cầu HS viết được công thức của propilen và propin. Tuy nhiên nếu HS nào viết được tất cả các công thức, GV nên động viên khuyến khích.

2. Dẫn khí qua dung dịch brom, khí nào làm mất màu dung dịch brom là khí còn lại là

3. Đáp số : C2H4.

4. a) Số mol CO2 là (8,8 : 44) = 0,2 (mol). Vậy khối lượng cacbon là 0,2 × 12 = 2,4(gam). (gam).

Số mol H2O là (5,4 : 18) = 0,3 (mol). Vậy khối lượng hiđro là 0,3 × 2 = 0,6 (gam).

Vậy khối lượng của cacbon và hiđro trong A là (2,4 + 0,6) = 3 (gam), bằng khối lượng của A, như vậy trong A chỉ có hai nguyên tố C, H và có công thức CxHy. Ta có :

x : y = (mC : 12) : (mH : 1) = (2,4 : 12) : (0,6 : 1) = 1 : 3

b) Công thức phân tử của A có dạng (CH3)n vì MA < 40 → 15n < 40. n = 1 vụ lí.

n = 2 → Công thức phân tử của A là C2H6. c) A không làm mất màu dung dịch brom.

d) Phản ứng của C2H6 với clo : C2H6 + Cl2 C2H5Cl + HCl.

Bài 43 (1 tiết)

Thực hành : Tính chất của hiđrocacbon

A. Mục tiêu

1. Kiến thức : Củng cố kiến thức về hiđrocacbon.

2. Kĩ năng : Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng thực hành hoá học.

3. Thái độ : Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong học tập, thực hành hoá học.B. Nội dung B. Nội dung I − Tiến hành thí nghiệm Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất − ống nghiệm có nhánh ; − ống nghiệm ; − Nút cao su kèm ống nhỏ giọt ;

− Giá thí nghiệm, đốn cồn, chậu bằng thuỷ tinh (hoặc nhựa) ;

− Đất đốn ;

− Dung dịch brom ;

− Nước cất.

Tiến hành thí nghiệm

Lắp một ống nghiệm có nhánh vào giá thí nghiệm (như hình 4.1), chuẩn bị nút cao su (vừa miệng ống nghiệm) có kèm ống nhỏ giọt.

Cho vào ống nghiệm có nhánh 1 − 2 mẩu đất đốn (bằng hạt ngô). Đậy miệng ống nghiệm có nhánh bằng nút cao su có ống nhỏ giọt. Nhỏ từng giọt nước từ ống nhỏ giọt vào ống nghiệm, nước chảy xuống tiếp xúc với đất đốn, khí axetilen được tạo thành.

Thu khí axetilen vào ống nghiệm

Cho đầy nước vào 1 ống nghiệm, úp ngược ống nghiệm vào chậu (hoặc cốc thuỷ tinh) đựng nước. Luồn đầu ống dẫn thuỷ tinh vào miệng ống nghiệm chứa nước. Axetilen đẩy nước trong ống nghiệm ra, khi ống nghiệm đầy khí lấy ống nghiệm ra, dựng nút cao su đậy miệng ống nghiệm lại.

Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về khí axetilen.

2. Thí nghiệm 2 : Tính chất của axetilen

a) Tác dụng với dung dịch brom

Cho đầu thuỷ tinh của ống dẫn khí axetilen sục vào ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch brom (hình 4.2). Quan sát hiện tượng xảy ra.

Màu da cam của dung dịch brom nhạt dần do axetilen tác dụng với brom : C2H2 + Br2 C2H2Br2 ; C2H2Br2 + Br2 C2H2Br4

Hình 4.2 Hình 4.3

b) Tác dụng với oxi (phản ứng cháy)

Châm lửa đốt cháy axetilen ở phần đầu ống dẫn khí thuỷ tinh vuốt nhọn (hình 4.3). Quan sát màu của ngọnlửa.

Lưu ý : Trước khi đốt cháy axetilen, phải cho phản ứng giữa đất đốn và nước xảy ra khoảng vài giây để axetilen sinh ra đẩy hết phần không khí có trong ống nghiệm và tránh được hiện tượng nổ khi đốt.

3. Thí nghiệm 3 : Tính chất vật lí của benzen

Chuẩn bị dụng cụ hoá chất

− ống nghiệm ;

− Dung dịch brom lỏng ;

− Benzen, nước cất.

Tiến hành thí nghiệm

Dựng ống nhỏ giọt cho khoảng 1 ml benzen vào ống nghiệm chứa 2 ml nước cất. Lắc kĩ, sau đó để yên trên giá thí nghiệm, quan sát chất lỏng trong ống nghiệm. Sau đó cho tiếp khoảng 2 ml dung dịch brom lỏng vào ống nghiệm, lắc kĩ, sau đó để yên trên giá ống nghiệm, quan sát chất lỏng trong ống nghiệm, rút ra nhận xét về tính chất vật lí của benzen.

− Benzen là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, nổi lên trong ống nghiệm.

− Cho dung dịch brom lỏng vào, benzen hồ tan brom thành dung dịch màu vàng nâu nổi lên trên, chứng tỏ benzen dễ hồ tan brom.

Lưu ý :

− Benzen, brom đều là những chất độc, khi thí nghiệm phải hết sức cẩn thận.

− Có thể thay dung dịch brom bằng dung dịch iot, thí nghiệm cũng rõ và an toàn hơn.

Tạo ra dung dịch iot bằng cách cho vài tinh thể iot vào ống nghiệm chứa 2 − 3 ml nước cất, lắc kĩ được dung dịch có màu hồng tím. Benzen cũng dễ hồ tan iot tạo thành dung dịch có màu hồng tím nổi lên trên trong ống nghiệm.

II − Công việc cuối buổi thực hành

− Hướng dẫn HS thu hồi hoá chất, rửa dụng cụ thí nghiệm, thu dọn, vệ sinh phòng thí nghiệm.

− HS làm tường trình.

AgOH mới sinh ra chuyển ngay thành phức chất bền [Ag(NH3)2]OH. Chính phức chất mới sinh ra phản ứng với glucozơ :

HOCH2 − (CHOH)4 − CHO + 2[Ag(NH3)2]OH →

→ HOCH2 − (CHOH)4 − COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3↑ + H2O c. Chuẩn bị đồ dựng dạy học

− Glucozơ, dung dịch AgNO3, dung dịch NH3.

− ống nghiệm, đốn cồn. D. Tổ chức dạy học

I − Trạng thái tự nhiên

Sử dụng ảnh một số trái cây để giới thiệu. II − Tính chất vật lí

HS tiến hành thí nghiệm, quan sát, nhận xét. Chú ý không cho HS nếm đường glucozơ trong phòng thí nghiệm, vị ngọt của glucozơ có thể cảm nhận được từ các loại trái cây có chứa glucozơ.

III − Tính chất hoá học

− Phản ứng tráng gương : GV tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng gương, yêu cầu HS quan sát, nhận xét. Sau đó GV viết PTHH của phản ứng tráng gương và giải thích cho HS việc viết phản ứng với để cho đơn giản, còn thực chất đó là một hợp chất phức tạp của Ag.

− Để phản ứng tráng gương thành công, GV cần rửa thật sạch ống nghiệm, sau đó tráng ống nghiệm bằng dung dịch NaOH, rồi mới tiến hành phảnứng.

Chỉ cần đun nóng nhẹ ống nghiệm hoặc ngâm ống nghiệm trong nước nóng để phản ứng không xảy ra nhanh quá, sẽ không tạo được lớp Ag như ý muốn.

Phản ứng lên men glucozơ : Để giảng phần này, GV có thể nêu câu hỏi yêu cầu HS nhớ lại phương pháp sản xuất rượu etylic. Sau đó GV giải thích quá trình chuyển hoá của glucozơ thành rượu etylic.

Cần lưu ý là từ tinh bột cũng điều chế được rượu bằng quá trình lên men, khi đó có sự chuyển hoá liên tiếp từ tinh bột sang glucozơ sau đó sang rượu. Các quá trình trên đều diễn ra dưới tác dụng của các loại enzim khác nhau có trong menrượu.

IV − glucozơ có những ứng dụng gì ?

GV yêu cầu HS phát biểu thành lời dựa trên sơ đồ ứng dụng đã nêu trong SGK. E. hướng dẫn giải bài tập trong sgk

Một phần của tài liệu Sách giáo viên hóa học 9 (Trang 168 - 178)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w