III. Những kết quả đầu t phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Bình thời gian qua.
4. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Bình.
nông thôn tỉnh Thái Bình.
Trong những năm vừa qua, ngành nông, lâm, ng nghiệp của tỉnh đã có những bớc tiến khá vững vàng. Tốc độ tăng trởng giá trị sản xuất khá cao, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch dần theo hớng tiến bộ... Những kết quả trên đạt đợc là nhờ một số những thuận lợi nhất định.
4. 1. Những thuận lợi trong quá trình đầu t phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Bình .
- Thời tiết thuận lợi: trong những năm gần đây, sức ảnh hởng tàn phá do bão lụt, hạn hán ít xảy ra. Thời tiết ổn định là một trong những yếu tố cơ bản dẫn tới những năm đợc mùa liên tục.
- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã đợc áp dụng rộng rãi vào trong sản xuất: sử dụng nhiều giống lúa mới trong sản xuất nông nghiệp: giống lúa,
ngô có năng suất và giá trị cao nh giống lúa lai1, các giống vật nuôi nh lợn h- ớng nạc theo công nghệ PIC, bò “lai Sin”...
- Ngành đợc sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, các ngành có liên quan, tạo điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Trong những năm vừa qua, tỉnh đã đầu t phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn bằng nguồn vốn chủ yếu của ngân sách nh các công trình thuỷ lợi, giao thông, nớc sạch... Các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp đợc thực hiện nh khuyến nông, trợ giá gốc, bảo vệ thực vật, cho vay với lãi suất u đãi...
Bên cạnh những thuận lợi đã nêu ở trên, trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh cũng gặp một số khó khăn sau:
4. 2. Một số khó khăn trong đầu t phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình.
- Cơ cấu nông nghiệp đã chuyển biến theo hớng tích cực song còn chậm: tỷ trọng ngành chăn nuôi còn thấp so với toàn ngành; tỷ trọng trồng trọt lớn...
- Sản xuất quy mô nhỏ, phân tán, cha hình thành các vùng, khu vực sản xuất chuyên môn hoá nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá lớn có hiệu quả và sức cạnh tranh cao trên thị trờng. Sản xuất trồng trọt còn manh mún, ruộng đất bị chia cắt nhỏ theo hộ gia đình và phân tán nhiều địa điểm, sản phẩm sản xuất khối lợng nhỏ do nông dân tự tiêu thụ do vây hiệu quả thấp. Các hộ nông dân cũng chỉ làm chỉ để đủ ăn, không có hớng sản xuất để kinh doanh nên giá trị không cao. Ngành chăn nuôi còn phát triển theo hớng tận dụng phụ phẩm và thức ăn thừa trong gia đình là chủ yếu, nhất là chăn nuôi lợn, trâu bò...
- Công nghiệp chế biến nông sản phát triển chậm, chủ yếu là sơ chế, cha hình thành các cơ sở chế biến lớn, có công nghệ hiện đại nh chế biến thịt, tôm, rau quả... từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, hình thành các vùng nguyên liệu cho công nghiệp.
- Dân số lao động nông nghiệp trong nông thôn là còn rất lớn nên nhiều khi dẫn tới d thừa, tạo ra áp lực lớn về yêu cầu giải quyết việc làm.
- Một số khó khăn khác còn tồn tại nh kinh tế hợp tác xã đã chuyển đổi hoạt động theo luật song hiệu quả còn thấp cha hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ
phát triển. Kinh tế hộ đong vai trò và sản xuất ra chủ yếu sản phẩm trong nông thôn song với phơng thức sản xuất manh mún, công nghệ lạc hậu, lao động thủ công là chính sẽ khó cạnh tranh trên cơ chế thị trờng. Thị trờng đầu ra cho sản phẩm của nông dân còn bấp bênh, cha ổn định, tạo tâm lý không yên tâm khi sản xuất...
Trên đây là những kết quả mà ngành nông, lâm, ng nghiệp tỉnh Thái Bình đã đạt đợc trong thời gian qua và một số những khó khăn, thuận lợi của ngành. Với thực trạng đó, ban lãnh đạo tỉnh và các cấp ngành có liên quan cần đa ra những phơng hớng, giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hơn nữa quá trình đầu t phát triển nông nghiệp nông thôn tạo điều kiện phát triển kinh tế tỉnh Thái Bình ngang bằng với các tỉnh lân cận.