Cũng như nhà ở, nước sinh hoạt cũng là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Do điều kiện sống ở vùng núi cao, giao thông đi lại khó khăn, nguồn nước lại ở xa nơi sinh sống nên rất nhiều hộ đồng bào dân tộc thiếu nước sinh hoạt hoặc có nhưng không đảm bảo vệ sinh. Để có được nước ăn, đồng bào thường phải đi bộ rất xa hoặc trông chờ vào những cơn mưa, do đó điều kiện sinh hoạt thường xuyên bấp bênh, không được đảm bảo. Chương trình 134 ra đời trong đó có mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt đã giải quyết được nhu cầu cấp bách về nước của đồng bào.
Mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt gồm 2 phần là hỗ trợ xây dựng công trình nước tập trung và xây dựng công trình nước phân tán. Công trình nước phân tán được hỗ trợ để xây dựng ngay tại hộ gia đình và công trình nước tập trung được xây dựng trong làng bản để phục vụ chung cho cộng đồng.
Với công trình nước phân tán.
Chương trình đã hỗ trợ xây dựng được 52.805 công trình nước phân tán với số vốn 41,26 tỷ đồng.
Bảng 2.6: Tổng hợp tình hình thực hiện mục tiêu hỗ trợ công trình nước sinh hoạt phân tán trong giai đoạn 2004 – 2006
Vùng Để án rà soát Số hộ đã thực hiện Tỷ lệ hoàn thành (%) Kinh phí đã thực hiện (tỷ đồng) Tỷ lệ hoàn thành (%) Tổng số 273.480 52.805 19 41,260 38 Đông Bắc 83.070 23.226 28 17,069 53 Tây Bắc 35.530 4.960 14 5,061 19 ĐB SHồng 5.957 558 9 - - Bắc T Bộ 33.728 351 1 0,655 6 DHM Trung 22.494 4.724 21 1,838 35 Tây Nguyên 44.162 9.397 21 10,560 75 ĐNam Bộ 8.641 444 5 188 6 ĐBSCLong 39.898 9.145 23 5,889 45
Nguồn: Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết tình hình thực hiện Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT
Qua bảng 2.6 ta có thể thấy các khu vực Đông Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long có số hộ được hỗ trợ lớn nhất và tỷ lệ hoàn thành cũng cao hơn cả. Sở dĩ các vùng này có nhiều đối tượng được hỗ trợ vì Đông Bắc và Tây Nguyên là vùng núi cao, đồng bào dân tộc quanh năm chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt, còn Đồng bằng Sông Cửu Long mặc dù là vùng đồng bằng, nguồn nước nói chung không thiếu nhưng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh lại thiếu trầm trọng. Tuy nhiên, không phải vùng nào thiếu nước đều thực hiện mục tiêu này tốt, như vùng Tây Bắc mặc dù có
nhiều đối tượng thuộc diện được hỗ trợ nhưng do công tác triển khai chậm nên tỷ lệ hoàn thành chưa cao, giải ngân còn chậm.
Về hình thức hỗ trợ, các hộ được lựa chọn các hình thức hỗ trợ là hỗ trợ bằng tiền, cấp lu, téc đựng nước, cấp xi măng xây bể chứa hoặc đào giếng. Thông qua đăng ký với chính quyền, các hộ sẽ được hỗ trợ theo nguyện vọng của mình.Số tiền hỗ trợ sẽ do ngân sách trung ương cấp là 300.000 đồng/hộ, phần còn lại nếu thiếu sẽ do ngân sách địa phương cân đối hoặc người dân tự lo. Với những hộ đăng ký nhận hỗ trợ bằng xi măng, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ 0,5 tấn, phần còn lại nếu thiếu cũng do ngân sách địa phương đảm nhiệm. Trong số các hộ được hỗ trợ, hơn 60% hộ đăng ký nhận tiền, 20% đăng ký nhận lu, téc còn lại là nhận xi măng.
Về nguồn nước, nước sinh hoạt được người dân lấy từ trong lòng đất, từ mạch nước ngầm trong lòng núi, hoặc từ công trình nước sinh hoạt chung của thôn bản. Do đặc thù địa hình cũng như tập quán, các hộ ở đồng bằng chủ yếu lấy nước từ giếng (đào hoặc khoan), ngược lại các hộ ở miền núi chủ yếu lấy nước từ mạch nước trong núi hoặc đầu nguồn.
Với công trình nước tập trung.
Bảng 2.7 : Tổng hợp tình hình thực hiện mục tiêu hỗ trợ công trình nước sinh hoạt tập trung trong giai đoạn 2004 – 2006
Vùng Đề án rà soát Số công trình thực hiện Tỷ lệ hoàn thành (%) Kinh phí đã thực hiện (tỷ đồng) Tỷ lệ hoàn thành (%) Tổng số 8.345 1.652 20 222,039 13 Đông Bắc 2.021 417 21 88,009 15 Tây Bắc 1.155 89 8 14,977 6 ĐB SHồng 1.000 1 0,1 1000 2 Bắc T Bộ 469 17 4 10,515 5 DHM Trung 792 119 15 22,584 9 Tây Nguyên 1.068 922 86 60,166 28 ĐNam Bộ 1.454 17 1 2,318 10 ĐBSCLong 386 50 18 22,470 12
Nguồn: Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết tình hình thực hiện Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT
Qua bảng số liệu ta có thấy tính chung trên cả nước, tình hình thực hiện mục tiêu này còn thấp. Khu vực Tây Nguyên là khu vực thực hiện mục tiêu này nhanh nhất với kinh phí hơn 60 tỷ, tỷ lệ hoàn thành cao nhất là 28%. Tiếp theo là khu vực Đông Bắc với kinh phí hơn 88 tỷ và tỷ lệ hoàn thành 15 %.
Số vốn bình quân đầu tư cho mỗi công trình cũng khá cao, trung bình chung mỗi công trình là 134,4 triệu đồng. Các công trình được xây dựng thường là giếng khoan kèm bể lọc, bể chứa nước đối với vùng đồng bằng, giếng hoặc đường dẫn nước từ mạch nước và hệ thống bể chứa to đối với vùng miền núi. Các công trình này được xây dựng lớn để phục vụ cho cộng đồng. Tùy vào địa bàn khác nhau, số lượng dân cư khắc nhau mà trong thôn, bản có số lượng công trình khác nhau.