vùng dân tộc
Các mục tiêu hỗ trợ của Chương trình 134 có tác động mạnh đến chất lượng cuộc sống cùa đồng bào dân tộc, đảm bảo cho người dân những nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống.
Với 150.007 hộ được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa lại nhà, kinh phí 691 tỷ đồng, giờ đây bước chân lên vùng cao sẽ thấy rất nhiều căn nhà khang trang, sạch đẹp. Nhà ở là mục tiêu ưu tiên của nhiều địa phương, tỷ lệ hoàn thành cao nhấ là ở Đồng bằng sông Hồng 82%, sau là Tây Nguyên 78%. Một số tỉnh đã hoàn thành cơ bản kế hoạch hỗ trợ như Đắc Nông, Vĩnh Long, Phú Yên, Hà Tây. Quy mô và chất lượng các căn nhà cũng tương đối chắc chắn, phù hợp với điều kiện sống của địa phương, đảm bảo “3 cứng”: khung, mái và nền, một số nơi là phần bao. Diện tích mỗi căn nhà tối thiểu 20m2 trở lên với nhà xây ở Ninh Thuận, 35m2 trở lên với nhà ở Đồng bằng Sông Cửu Long, 45 – 50 m2 với nhà sàn, nhà xây ở phía Bắc. Nhà được đành giá là tốt hơn cả
về diện tích và chất lượng là ở các tỉnh Quảng Nam, Nghệ An, Cao Bằng và Thừa Thiên Huế.
Bên cạnh nhà ở, các công trình nước sạch bao gồm công trình nước tập trung, công trình nước phân tán (đến từng hộ gia đình) đã góp phần cải thiện đời sống cho đồng bào. Nguồn nước dồi dào,sạch sẽ và gần thôn bản không những giúp cho đồng bào không phải đi xa để lấy nước mà còn đảm bào được vệ sinh, tránh được bệnh tật đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các bệnh về mắt. Sau khi các công trình nước sinh hoạt được xây dựng, ngày càng nhiều người dân thường xuyên sử dụng nước từ giếng đào, lu, bể.
Bảng 2.11 : Đánh giá hiệu quả các công trình nước sinh hoạt
Tình trạng sử dụng nước sinh hoạt Số ý kiến trả lời Tỷ lệ (%)
Tổng số phỏng vấn 1200 100
Từ giếng đào, lu, bể chứa 813 67,75
Từ khe suối, các nguồn khác 387 32.25
Nguồn: Báo cáo điều tra, đánh giá hiệu quả Chương trình 134 – Ủy ban Dân tộc
Từ bảng 2.10 cho thấy, từ tập quán dùng nước suối, nước ao hồ là những nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, người dân vùng đồng bào dân tộc miền núi giờ đây đã dần dần làm quen hơn với nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt. Khi số hộ sử dụng nguồn nước sạch tăng lên, chắc chắn tình trạng sức khỏe người dân sẽ được cải thiện, các căn bệnh thường gặp do dùng nước không đảm bảo vệ sinh sẽ giảm dần.
Trong khi nhà ở giúp người dân an cư lạc nghiệp, nước sạch sinh hoạt giúp người dân đảm bảo vệ sinh thì hỗ trợ đất sản xuất đem lại cho người dân thu nhập. Rất nhiều hộ gia đình nhờ có đất canh tác nên thu nhập tăng thêm, vì thế không những thoát nghèo mà còn có thể mua sắm thêm vật dụng thiết yếu cho gia đình, đã có tiền để sắm sửa cho những căn nhà mới. Cùng với kinh tế được cải thiện, nhận thức của đồng bào cũng tăng thêm, nhiều trẻ em được đến trường hơn, tỉ lệ sinh cũng giảm đi. Bên cạnh đó đời sống văn hóa càng thêm phong phú và được nâng cao một bước, văn hóa truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát huy,
nhiều hoạt động được khôi phục và phát triển, nhiều lễ hội nhiều phong trào mới được khuyến khích.