Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định

Một phần của tài liệu Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh.doc (Trang 70 - 74)

II. Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tạ

2. Giải pháp cụ thể để mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thơng Đống Đa

2.1 Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định

Đây là khâu đầu tiên trong toàn bộ quá trình cho vay. Thẩm định có tính chất quyết định tới hiệu quả cho vay sau này vì kết thúc khâu thẩm định sẽ đa ra kéet quả có chấp nhận cho khách hàng đó vay hay không. Thẩm định gồm hai bớc cơ bản là thu thập thông tin và xử lý thông tin.

• Thu thập thông tin

Việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nh phỏng vấn ngời xin vay, sổ sách của Ngân hàng, các nguồn thông tin thu thập từ các doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn, các nguồn thông tin từ dịch vụ, các sơ quan cung ứng thông tin, và những nguồn khác... Hiện nay, có rất nhiều nguồn thông tin với độ chính xác lẫn lộn nhau. Vì vậy, việc Ngân hàng chọn lựa thông tin nào chính xác hơn cả là rất khó khăn. Ngân hàng Công thơng Đống Đa chủ yếu thu thập thông tin từ phía khách hàng thông qua phỏng vấn ngời vay, báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh và cũng có trờng hợp Ngân hàng cử cán bộ đến tận nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, nếu chỉ thu thập nguồn tin từ phía khách hàng thì không có độ tin cậy cao vì chúng ta biết rằng khách hàng luôn muốn vay Ngân hàng một cách nhanh chóng nhất nên thờng xuyên xảy ra hện tợng thiếu trung thực khi đa ra những thông tin vể mình. Vì vậy, Ngân hàng cần mở rộng phạm vi thu thập các nguồn khác nhau về thông tin tín dụng nhng phải biết chọn lọc để tránh “loãng thông tin”. Ngân hàng cần chú ý tới những nguồn sau:

Thứ nhất, cần chú trọng tới việc cử cán bộ có kiến thức nghiệp vụ Ngân hàng và có kiến thức chuyên môn của ngành, nghề, lĩnh vực mà khách hàng đang kinh

doanh, đến tận tận địa bàn sản xuất của doanh nghiệp. Kết hợp với những thông tin do khách hàng cung cấp nh báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh ...nhng không nên quá tin cậy vào một nguồn tin.

Thứ hai, Ngân hàng phải thờng xuyên theo dõi các thông tin đợc cung cấp từ hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng Việt nam (gồm Trung tâm TTTD của NHNN và phòng TTTD của các Ngân hàng thơng mại). Hệ thống thông tin này đợc đánh giá là đáng tin cậy vì do Nhà nớc quản lý. Tuy nhiên, hệ thống này mới đợc thành lập nên cha hoàn thiện và đầy đủ cả về chất lợng và số lợng. Những giải pháp nâng cao chất lợng hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng Việt nam sẽ đợc đề cập ở phần “Kiến nghị với NHVN”.

Thứ ba, Ngân hàng cần có bộ phận riêng quản lý các hồ sơ, giấy tờ của khách hàng kể cả đối với những khách hàng tạm thời không có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Đây cũng sẽ là nguồn thông tin quan trọng trong nhiều trờng hợp cần thiết.

Thứ t, chú trọng nguồn thông tin đại chúng vì đây là nguồn khách quan nhất. Cần có sự hợp tác và trao đổi thờng xuyên với những tổ chức tín dụng khác, các cơ quan, tổ chức chính quyền địa phơng và giữ tốt mối hệ với khách hàng vì đôi khi họ có thể cung cấp cho chúng ta những thông tin rất quý báu.

Tôi xin đề xuất một số phơng pháp thu thập thông tin nh sau:

- Phơng pháp thu tin qua mạng máy nối với các tổ chức tín dụng.

- Phơng pháp thu tin từ các biểu báo cáo (áp dụng với các tổ chức tín dụng cha có máy tính hoặc cha có điều kiện nối mạng máy tính, ở Chi nhánh Ngân hàng Công thơng Đống Đa đã có các máy vi tính đợc nối mạng nhng ở các phòng giao dịch xa Chi nhánh cha hệ thống máy tính đợc nối mạng, nên tại những phòng giao dịch nên áp dụng phơng pháp này).

- Thu tin qua đờng công văn từ các cơ quan quản lý của Nhà nớc hoặc chính quyền địa phơng thuộc địa bàn hoạt động của doanh nghiệp vay vốn.

- Phơng pháp thu tin trực tiếp từ doanh nghiệp, gặp gỡ trực tiết để phỏng vấn lãnh đạo doanh nghiệp hoặc gián tiếp qua điện thoại, fax để chuyển đến doanh nghiệp một mẫu thu thập thông tin và đề nghị doanh nghiệp gửi về Ngân hàng các thông tin dới dạng văn bản.

- Phơng pháp thu thập thông tin từ các cơ quan thông tin báo chí: đây là phơng pháp đơn giản nhng rất hữu hiệu, thông tin có nguồn gốc xác thực, đa dạng, phong phú.

- Phơng pháp thu thập thông tin qua các mạng thông tin điện tử nh mạng Internet, Vinanet, mạng trí tuệ Việt nam của FPT, mạng Netnam, mạng 3C, tin Reuter...

Nh vậy, công việc thu thập thông tin rất phức tạp, vì vậy Ngân hàng nên thiết lập một bộ phận thông tin tín dụng cho riêng mình. Điều này không chỉ làm tốt cho khâu thẩm định mà giúp ích cho cả quá trình cho vay của Ngân hàng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả công tác cho vay.

• Phân tích thông tin tín dụng

Khi có đợc các thông tin cần thiết thì việc lựa chọn khách hàng là rất quan trọng. Lâu nay trong thực tế thờng chỉ có khách hàng lựa chọn Ngân hàng, Ngân hàng thực hiện tín dụng đối với hầu hết các khách hàng đến với mình. Thực ra ở đây phải là quan hệ hai chiều: khách hàng lựa chọn Ngân hàng và Ngân hàng lựa chọn khách hàng. Điều này rất quan trọng vì nó hạn chế rủi ro của Ngân hàng, đảm bảo vốn cho vay ra thu hồi đầy đủ, đúng hạn và có lãi, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay của Ngân hàng. Khi lựa chọn khách hàng, Ngân hàng cần chú ý chọn khách hàng có hoạt động kinh doanh có hiệu quả, làm ăn có uy tín và sẵn lòng trả nợ đúng hạn. Ngân hàng có thể xem xét quan hệ kinh doanh của khách hàng với các tổ chức kinh tế khác qua nhiều năm để có cơ sở đánh giá mức đoọ uy tín của khách hàng. Việc lựa chọn khách hàng cần phải đợc thực hiện một cách chủ động (nghĩa là nếu biết đơn vị kinh tế nào ăn có hiệu quả và có uy tín thì Ngân hàng có thể chủ động đến đặt quan hệ tín dụng với đơn vị đó). Không nên ở thế bị động, ngồi chờ khách hàng đến gõ cửa xin vay, khi đó Ngân hàng mới xem xét cho vay hay không. Việc lựa chọn khách hàng phải áp dụngcho mọi thành phần kinh tế, tránh tình trạng đối với thành phần kinh tế quốc doanh, Ngân hàng cứ cho vay mà không xen xét đơn vị đó kinh doanh có hiệu quả không. Trong khi đó lại rất khắt khe với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Một vấn đề cần nhắc đến ở đây là khi lựa chọn khách hàng để cho vay thì vấn đề tài sản thế chấp không nên đặt quá nặng nh điều kiện hiện nay. Thực tế vừa qua cho thấy nhiều Ngân hàng, kể cả Ngân hàng Công thơng Đống Đa khi xét cho vay hầu nh chỉ chú ý đến yếu tố khách hàng có tài sản thế chấp hay không ( và một loạt vấn đề kèm theo tài sản thế chấp nh giấy tờ của tài sản thế chấp cóđầy đủ và hợp lệ hay không). Thực ra chỉ có tài sản thế chấp vẫn cha đủ vì khi doanh nghiệp làm ăn không hiệu quảthì cũng dẫn đến Ngân hàng mất vốn hoặc đọng vốn vì việc giải quyết tài sản thế chấp ở nớc ta hiện nay không đơn giản và dễ dàng chút nào. Ngợc lại, cũng có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể không đủ tài sản thế chấp nhng có uy tín vàlàm ăn có hiệu quả thì Ngân hàng vẫn có thể cho vay trên cơ sở đảm bảo của vốn vay chính là kết quả sản xuất có đợc do vốn vay đem lại. Vấn đề ở đây là tài sản thế chấp không phải là điều kiện quan trọng nhất để Ngân hàng xét cho vay hay không cho vay. Vấn đề chủ yếu là hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, uy tín trong làm ăn và sự sẵn lòng trả nợ của họ. Có nh vậy Ngân hàng sẽ linh động hơn trong việc đặt quan hệ với khách hàng, chứ không quá e dè, chặt chễ dẫn đến “co cụm” tín dụng. Nh vậy thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

có vốn ít, tài sản giá trị thấp mới có điều kiện vay vốn để phát triển và mử rộng sản xuất trở thành những doanh nghiệp lớn hơn.

Để việc lựa chọn khách hàng đợc khoa học, Ngân hàng nên tiến hành phân tích và xếp loại các doanh nghiệp nqdtheo 4 nhóm tiêu thức: quy mô doanh nghiệp, khả năng thanh toán, quan hệ tín dụng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể:

- Quy mô doanh nghiệp đợc phân thành 3 loại: doanh nghiệp quy mô lớn, vừa và nhỏ. Dựa trên các chỉ tiêu mức vốn điều lệ, số nhân viên, doanh số hoạt động. - Đánh giá khả năng thanh toán đợc phân thành 3 loại: doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, trung bình và kém. Dựa trên cơ sở tính toán, phân tích khả năng tài chính doanh nghiệp, báo cáo chu nghuyển tiền tệ.

- Đánh giá về quan hệ tín dụng của doanh nghiệp đợc phân thành 5 loại: trong đó 4 loại: A,B, C,D đợc xếp loại khoản vay tơng ứng nhóm A có d nợ tốt (khoản vay trong hạn có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, các khoản vay đã gia hạn nợ có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn); nhóm B có d nợ có vấn đề gồm các khoản nợ quá hạn <= 180 ngày; nhóm C là nhóm d nợ tồi gồm các khoản nơ quá hạn trong khoảng 181- 369 ngày; nhóm D là nhóm d nợ rất tồi, các khoản nợ quá hạn > 360 ngày; nhóm O là doanh nghiệp cha có quan hệ tín dụng.

- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh đợc phân thành hai loại: doanh nghiệp kinh doanh lỗ và doanh nghiệp kinh doanh có lãi, dựa trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ để đánh giá.

Khả năng sinh lời là yếu tố chính đo độ bền kinh tế, tài chính của doanh nghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp có thể trả nợ Ngân hàng. Ngân hàng cần tìm hiểu, dự tình khi nào hoạt động có lãi, mức lãi bao nhiêu, thời gian kéo dài bao lâu? Ví dụ đối với những khoản vay ngắn hạn, cần quan tâm đến những hệ số nh:

Tài sản lu động Hệ số lu động =

Tổng nợ ngắn hạn

Theo kinh nghiệm cho thấy tỷ lệ này ở mức 2: 1 là tốt để đảm bảo an toàn khi thua lỗ bất ngờ xảy ra.

Tài sản lu động – Tồn kho Hệ số linh hoạt =

Tổng nợ ngắn hạn

Tỷ lệ này đo khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong trờng hợp các thu nhập của doanh nghiệp từ bán hàng suy giảm hoặc không còn. Hệ số này lớn hơn 1: 1 là tốt.

Ngoài ra, Ngân hàng có thể tiến hành xếp loại ngời lãnh đạo quản lý, điều hành doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng tại các tổ chức tín dụng. Việc xếp loại này dựa trên tiêu thức kỹ năng và kinh nghiệm của các nàh quản lý.

Để nâng cao chất lợng công tác thẩm định cần có sự phối hợp cới chuyên gia, những cán bộ t vấn về lĩnh vực nh giá cả, kỹ thuật, kiểm tra chất lớngản phẩm... Ngân hàng nên thờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo cán bộ chuyên sâu về công tác thẩm định.

Ngân hàng nên giao cho cán bộ tín dụng quyền tự quyết trong quá trình xét duyệt cho vay, phát tiền vay, và thu hồi nợ để đảm bảo tính chủ động và thống nhất trong công việc. Tuy nhiên, để tránh tiêu cực từ phía cán bộ tín dụng, Ngân hàng phải đồng thời quy định rõ trách nhiệm của từng ngời trong phạm vi quyền hạn cho phép.

Một phần của tài liệu Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh.doc (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w