Ưu điểm và hạn chế về văn hóa chính trị của đội ngũ giáo viên Trung học

Một phần của tài liệu Văn hóa chính trị của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ở huyện hoàn đất, tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 58 - 74)

B. NỘI DUNG

2.2. Ưu điểm và hạn chế về văn hóa chính trị của đội ngũ giáo viên Trung học

học Cơ sở ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

2.2.1. Ưu điểm về văn hóa chính trị của đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

2.2.1.1. Về trình độ chuyên môn

Trước xu thế đổi mới của thế giới- thời đại của khoa học công nghệ hiện đại. Đất nước Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới- một xã hội công nghiệp, hiện đại, văn minh, công bằng; thì vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, của người giáo viên đã có sự thay đổi cơ bản. Người giáo viên của thế kỷ XXI phải được đào tạo ở trình độ cao về học vấn cả về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn và khoa học giáo dục; phải nắm vững phương pháp dạy học theo xu thế dạy học lấy học sinh làm trung tâm; phải được trang bị những tri thức cơ bản về công nghệ thông tin và ứng dụng vào trong quá trình dạy học. Người giáo viên không chỉ thực hiện chức năng dạy học, giáo dục mà còn là một nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà đạo đức, nhà hoạt động xã hội....

Đội ngũ cán bộ, giáo viên THCS huyện Hòn đất, tỉnh Kiên Giang có 718 người, có trình độ đại học 601 người (chiếm tỷ lệ 83,7%). Đây là lực lượng giữ vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của giáo dục THCS nói riêng và của ngành giáo dục và đào tạo huyện Hòn Đất nói chung.

Đội ngũ giáo viên THCS huyện Hòn đất, tỉnh Kiên Giang có tiềm năng rất lớn, tiềm năng này được thể hiện ở năng lực của họ trong quá trình đổi mới giáo dục, trong công tác đào tạo nguồn nhân lực. Họ tham gia một cách tích cực vào quá trình giảng dạy, từng ngày, từng giờ bồi dưỡng kiến thức nhân cách cho nhiều thế hệ học sinh. Để rồi nền tảng kiến thức đó có rất nhiều học sinh sẽ tiếp tục học tập tốt tại các trường THPT, Trung cấp chuyên nghiệp và trong cuộc sống sau này.

Đứng trước quá trình đổi mới và hội nhập ngày càng sâu rộng, đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới và chính giáo viên nói chung và giáo viên THCS ở huyện Hòn đất, tỉnh Kiên Giang nói riêng đã là những người trực tiếp thực hiện sự đổi mới đó.

Kiên Giang, với quan điểm phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đáp ứng nhu cầu nhân lực cần thiết cho các lĩnh vực

hoạt động và đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh. Phát triển nguồn nhân lực có cơ cấu phù hợp với ngành nghề, tiềm năng lợi thế của tỉnh và chất lượng cả 3 bậc cao, trung và nghề kỹ thuật; chú trọng nhân lực khoa học kỹ thuật đầu đàn, nhân lực có trình độ cao ở các lĩnh vực mũi nhọn và then chốt của tỉnh. Gắn đào tạo theo địa chỉ và đồng thời thích ứng với thị trường, đa dạng hóa đào tạo. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh có tính đến hội nhập kinh tế quốc tế, đi lao động ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động. Đặc biệt, thời gian tới đây, trước nhu cầu lao động phục vụ cho các dự án du lịch ở huyện đảo Phú Quốc và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo lao động có tay nghề, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và phục vụ du lịch tại huyện đảo Phú Quốc.

Chủ trương lập kế hoạch và tổ chức đào tạo lao động cho tỉnh đã và đang tập trung kêu gọi đầu tư là yêu cầu bức thiết, cấp bách để hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư có được nguồn lao động có tay nghề; đồng thời góp phần tích cực giải quyết công ăn việc làm cho lao động tỉnh nhà. Với chủ trương này, cần một lượng lao động rất lớn có trình độ cao và cả lao động phổ thông lành nghề, thực trạng đó làm cho trách nhiệm của người giáo viên THCS ở huyện Hòn đất, tỉnh Kiên Giang càng thêm nặng nề hơn, đòi hỏi bên cạnh dạy chữ phải chú trọng đến cả dạy người, tích cực hướng nghiệp cho các em. Vì vậy, người giáo viên THCS phải có trình độ chuyên môn vững vàng nhằm chuẩn bị tốt hành trang cho các em bước vào đời với tâm thế vững vàng nhất.

2.2.1.2. Về thực hiện nhiệm vụ chính trị

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH) và hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, sự nghiệp giáo dục - đào tạo với vị trí, vai trò của mình là phải đi trước một bước. Hơn bao giờ hết, trong giai đoạn hiện nay, việc chuẩn bị nhân tài, lực lượng lao động cho sự nghiệp CNH,

HĐH, là sự đầu tư vừa cơ bản, vừa lâu dài, vừa cấp bách. Trước những đòi hỏi đó, vai trò của người thầy, trong đó có đội ngũ giáo viên THCS càng có ý nghĩa. Sứ mệnh, nhiệm vụ của những nhà giáo hơn lúc nào hết rất nặng nề và người thầy hơn ai hết hiểu rõ mình cần phải tạo dựng những phẩm chất và năng lực để tự khẳng định nhằm cống nhiến nhiều hơn nữa cho Tổ quốc nói chung, sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói riêng.

Bởi vậy, trước đây giáo viên thường là những người chuyên tâm dạy học và quan niệm truyền thống cho rằng thầy phải là người có vốn hiểu biết rộng nên thầy phải là người chịu khó đọc, tích luỹ tri thức. Ngày nay, nhu cầu đó chẳng những không giảm mà còn phát triển, tăng lên. Song trong giai đoạn hiện nay, người thầy không chỉ biết lý thuyết mà còn phải có một trình độ thực tiễn cao để tham gia cùng những người làm việc thực tế giải quyết những vấn đề mới mà thực tiễn đang đặt ra. Giá trị xã hội đối với người thầy là giá trị đóng góp cho xã hội bằng những cống hiến có kết quả, khả năng vận dụng tri thức vào việc giải quyết những đòi hỏi từ thực tiễn đang diễn ra.

Muốn thực hiện tốt vấn đề nêu trên, người giáo viên THCS nói chung, giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân, cán bộ phụ trách Đoàn-Đội nói riêng ở các trường hiện nay cần phải đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học, xem nghiên cứu khoa học là một phương thức để phát triển, tích luỹ kiến thức lý luận.

Như vậy, đội ngũ giáo viên THCS có nhiệm vụ chính trị cao cả là đào tạo con người - nguồn nhân lực xây dựng CNXH. Ðiều đó được thể hiện trên những nội dung cơ bản sau:

- Trang bị cho học sinh những tri thức cơ bản về thể giới quan, tư tưởng chính trị, đạo đức, góp phần hình thành và phát triển nhân cách, lối sống, có văn hóa để trở thành con người có đạo đức, có tấm lòng nhân ái.

- Trang bị cho học sinh những tri thức phổ thông, cơ bản hiện đại về văn hóa, khoa học nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Trang bị cho các em về những tri thức lao động, kỹ thuật tổng hợp, giúp các em hướng nghiệp và chuẩn bị nghề cho tương lai.

- Trang bị cho học sinh những tri thức về thể chất, vệ sinh và kiến thức quốc phòng an ninh nhằm phát triển các tố chất về thể lực nhằm phục vụ yêu cầu của đất nước.

- Giáo dục thẩm mỹ nhằm phát triển khả năng nhận thức cái đẹp, phát huy mọi năng khiếu về nghệ thuật ở học sinh THCS.

Như vậy, đội ngũ giáo viên THCS ở huyện Hòn Đất là lực lượng chủ chốt góp phần đào tạo những học sinh trong huyện thành những người có đức, có tài, có năng lực và phẩm chất đủ sức làm chủ tương lai và đất nước. Với những thành quả đã đạt được trong sự nghiệp giáo dục, đội ngũ giáo viên THCS ở huyện Hòn đất, tỉnh Kiên Giang đã thể hiện được vai trò quan trọng có tính chất quyết định của mình đối với chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực cho huyện Hòn đất, tỉnh Kiên Giang nói riêng và nguồn nhân lực xây dựng CNXH nói chung.

2.2.1.3. Về trình độ lý luận chính trị - văn hóa chính trị

Đội ngũ giáo viên THCS vừa là nhà sư phạm có phương pháp, vừa là nhà khoa học có trình độ chính trị nhất định. Hoạt động của giáo viên là vừa giảng dạy, vừa giáo dục. Giáo viên THCS vừa giảng dạy các môn, vừa dựa trên trên tài liệu nghiên cứu để dẫn dắt học sinh tiếp cận thế giới duy vật, với những vấn để mà cả xã hội quan tâm, về lòng tự hào truyền thống quý báu của dân tộc, quê hương, hướng các em cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống. Muốn làm được như vậy, thì bản thân giáo viên không chỉ nắm chắc tri thức khoa học mà mình giảng dạy và kiến thức liên quan, không chỉ hiểu rõ những quy luật của quá trình giáo dục và đối tượng giáo dục mà họ còn phải có nghệ thuật sư phạm, có hiểu biết và niềm tin vào

chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào đường lối đúng đắn của Đảng, có phẩm chất, năng lực của một nhà sư phạm, có phương pháp, vững vàng về chính trị.

Ưu điểm nổi trội về trình độ lý luận chính trị - văn hóa chính trị khá cao của đội ngũ giáo viên THCS được thể hiện cụ thể như sau:

Trình độ hiểu biết về chính trị:

Thế kỷ XXI - thời đại của tri thức và khoa học công nghệ, những nhà giáo phải năng động, tích cực tiếp thu những kiến thức mới, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hơn thế nữa, trong sự hối hả của nhịp sống, những tác động của nền kinh tế thị trường và biến động chính trị từ bên ngoài ngày càng đa chiều phức tạp, việc giữ gìn, rèn giũa chữ đạo, hiểu biết, nâng cao bản lĩnh chính trị và thực hành chữ đạo lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Là những chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng văn hoá, người thầy phải có đủ sức mạnh của ý chí, bản lĩnh chính trị, tự tin và lòng nhiệt thành cách mạng để tiếp tục vượt qua những khó khăn hiện tại, có lòng can đảm để chống lại cái xấu, cái tiêu cực trong ngành và trong xã hội.

Trình độ hiểu biết chính trị chính là tri thức chính trị, tri thức chính trị bao gồm cả tri thức lý luận chính trị và tri thức kinh nghiệm chính trị.

Tri thức lý luận chính trị phải là những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm chính trị trong thực tiễn được nâng lên tầm của cái phổ biến, vạch ra được cái bản chất, tất yếu, cái chung của các hiện tượng chính trị, chế độ chính trị và các hệ thống chính trị.

Tri thức kinh nghiệm chính trị là những tri thức thu được một cách trực tiếp từ quan sát và hoạt động thực tiễn rồi tích lũy qua thời gian và không gian nhất định của các chủ thể chính trị.

Giáo viên THCS nói chung, trong đó có giáo viên THCS ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang là đội ngũ cán bộ dạy học có trình độ Cao đẳng và Đại học, có trình

độ chuyên môn cao, do vậy năng lực tư duy lý luận chính trị của họ đạt tới một trình độ nhất định. Là chủ thể chính trị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, họ không chỉ là nhà giáo, nhà khoa học, mà còn là nhà chính trị. Bởi vì, hoạt động giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục THCS nói riêng là một bộ phận trong đường lối chính trị của Đảng, nhằm đưa nước ta từng bước tiến lên CNXH.

So với mặt bằng dân trí và mặt bằng văn hóa chính trị trong đội ngũ cán bộ, đội ngũ trí thức nói chung thì VHCT của đội ngũ giáo viên THCS là khá cao. Điều này được biểu hiện ở sự hiểu biết về lý luận, ở cách tiếp cận các vấn đề thực tiễn, họ luôn biết lắng nghe, biết tiếp nhận một cách chọn lọc về xử lý thông tin, cũng như biết cách giải quyết các tình huống “có vấn đề” trong công tác chuyên môn và trong cuộc sống. Nếu giáo viên THCS không có tri thức, không có sự hiểu biết nhất định thì khó có thể đạt tới ý thức chính trị tự giác hoặc tính tích cực trong thái độ và hoạt động chính trị.

BẢNG 2.1 THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG

stt Đối tượng Số lượng Đảng viên Trình độ lý luận chính trị C.cấp Trung cấp Sơ cấp 1 Cán bộ quản lý 42 41(96,7%) 25 (59,5%) 6 (14%) 2 Giáo viên 616 307(49,8%) 4 (0,64%) 358(58%) Cộng 658 348(52,9%) 29(4,4%) 364(55,3%) Tình cảm, niềm tin, ý thức chính trị:

Tình cảm và niềm tin chính trị được hình thành bằng những con đường khác nhau, ở mỗi đối tượng cụ thể trong một không gian và thời gian chính trị nhất định. Niềm tin và tình cảm chính trị là sự bộc lộ những phẩm chất, sắc thái cá nhân đối với lý tưởng, chế độ chính trị, nhà nước, chính đảng, đối với các cơ quan lãnh đạo, các nhà lãnh đạo... Nếu là kết quả của nhận thức đúng đắn, sâu sắc về lý tưởng chính trị đã lựa chọn, không chịu bất cứ sự áp đặt, cưỡng bức nào thì niềm tin chính

trị sẽ mang tính ổn định và bền vững, cả khi đời sống chính trị thuận lợi, cả trong những lúc biến động nhiều trắc trở, khó khăn.

Lòng yêu nuớc, ý thức dân tộc sâu sắc là nhân tố quan trọng để người giáo viên THCS vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Xuất phát từ tình yêu quê hương, đất nước, yêu tự do mà người trí thức trong đó có đội ngũ giáo viên THCS có được những cảm hứng trong sáng tạo, lao động trí tuệ và có tính nhân văn cao. Lòng yêu nước, ý thức dân tộc, tính nhân văn của họ được thể hiện ở lòng yêu nghề, ở đạo đức nghề nghiệp và ở lòng tự trọng, danh dự và phẩm giá nhà giáo. Lòng tự trọng và phẩm giá con người là đặc trưng khá điển hình trong nhân cách của người giáo viên Việt nam từ xưa cho đến nay. Trước kia các bậc nho sĩ, những ông đồ từ bậc giáo làng trở lên rất quý trọng cuộc sống thanh cao, liêm khiết. Có những người đã từ bỏ chức tước, địa vị cao sang ở chốn quan đường để sống một cuộc đời thanh bạch nhưng cao thượng, làm giáo viên dạy dỗ cho con em nhân dân lao động, nêu cao khí tiết và tinh thần dân tộc, yêu nước thương nòi.

Ngày nay, lòng tự trọng, sự trung thực, danh dự nghề nghiệp, ý chí vươn lên của người trí thức là những phẩm chất vẫn được xã hội đánh giá rất cao. Đội ngũ giáo viên có vị trí vai trò vô cùng quan trọng, người giáo viên không chỉ thực hiện chức năng dạy học, giáo dục mà con là một nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà đạo đức, nhà hoạt động xã hội. Có nhiều nhà giáo đã hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo, được nhà nước ghi nhận, xã hội tôn vinh và nhân dân kính trọng. Lòng tự trọng, danh dự, phẩm giá của nhà giáo là những yếu tố có tác động lan truyền và có tác dụng giáo dục rất lớn đối với các thế hệ học sinh.

Thời gian qua, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ giáo viên THCS không ngừng được nâng cao, thể hiện ở sự chuyển biến tích cực của ý thức chính trị trong họ. Phần lớn đội ngũ giáo viên THCS có ý thức chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước. Lòng tin của người thầy vào tương lai của đất nước đang ngày càng được nâng lên. Bởi vì, họ hiểu và tin khả

năng lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào đường lối đổi mới, vào con đường đi lên CNXH của đất nước. Đó là những tình cảm chính trị của họ, tình cảm đó bộc lộ rõ

Một phần của tài liệu Văn hóa chính trị của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ở huyện hoàn đất, tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 58 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w