Phương hướng nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ giáo viên Trung

Một phần của tài liệu Văn hóa chính trị của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ở huyện hoàn đất, tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 74)

B. NỘI DUNG

3.1. Phương hướng nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ giáo viên Trung

Trung học cơ sở ở huyện Hòn đất, tỉnh Kiên Giang hiện nay

3.1.1. Nâng cao văn hóa chính trị đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Có thể nói VHCT Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN không thể không nói đến “diện mạo” VHCT của các chủ thể chính trị ở nước ta trong đó có đội ngũ cán bộ giáo viên THCS hiện nay. Tuy vậy, cùng với quá trình đổi thay của đất nước, đội ngũ giáo viên THCS huyện Hòn Đất đã có nhiều kết quả tích cực về VHCT trên mọi phương diện; nhưng vẫn còn không ít những nét tiêu cực, phi văn hoá. Một mặt, do ảnh hưởng của những tập quán truyền thống của nền sản xuất nhỏ, của chế độ phong kiến, của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp; do điều kiện về môi trường sống và làm việc, mặt bằng dân trí thấp, mặt khác được sinh ra và trưởng thành phần đông là gắn liền với vùng đất màu mỡ, bao la, tài nguyên dồi dào. Điều kiện địa lý, khí hậu thuận lợi cho việc sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, nên một bộ phận giáo viên THCS ở huyện Hòn Đất vẫn còn thói quen tùy tiện; sống thụ động, trông chờ ỷ lại, cam chịu; mặt khác, do ảnh hưởng của mặt trái của nền kinh tế thị trường một bộ phận người trong xã hội đã hình thành quan điểm, lối sống thực dụng, ích kỷ, vị kỷ; xem trọng lợi ích vật chất. Điều đó chính là sự xa rời định hướng XHCN; cùng với đó là tình trạng xuống cấp về đạo đức nói chung, đạo đức chính trị nói riêng. Chính những hạn chế trên đã ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành và phát huy VHCT và những bộ phận có quan hệ chặt chẽ với

VHCT nói chung; ảnh hưởng đến việc hình thành nền tảng vững chắc cho cơ chế dân chủ trong đời sống xã hội nói chung, trong nhà trường nói riêng.

Khắc phục những hạn chế, nhằm tiếp tục nâng cao VHCT trong xã hội, trong các nhà trường THCS đã và đang trở thành một vấn đề chính trị thực tiễn cấp bách đối với mọi chủ thể chính trị và đội ngũ giáo viên THCS ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang hiện nay. Điều đó không chỉ đòi hỏi việc nâng cao chất lượng các chuẩn giá trị VHCT ở mỗi giáo viên THCS, mà còn phải tác động tích cực vào các nhân tố chế định trình độ VHCT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Do vậy, nâng cao VHCT góp phần xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo trong các trường THCS ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang có vai trò quyết định đến chất luợng và hiệu quả của giáo dục nói riêng và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung.

3.1.2. Nâng cao văn hóa chính trị đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở trên cơ sở phát huy những phẩm chất, năng lực hiện có, đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém

Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức, năng lực tư duy, tích tích cực, chủ động nhạy bén chính trị cho các giáo viên THCS ở huyện Hòn Đất, từ đó bồi dưỡng tình cảm, trau dồi đạo đức rèn luyện hành vi văn hóa, làm cho mỗi giáo viên nhận thức tự giác về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với bản thân, với học sinh, với người khác, với cộng đồng, với tổ chức, đoàn thể, với công việc, với đất nước. Xây dựng lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, qui ước của cộng đồng, thực hiện tốt quy định của ngành, nội quy quy chế của đơn vị, của nhà trường...

Sự nghiệp giáo dục THCS có nhiệm vụ là định hướng nhằm đào tạo ra những người lao động mới, những thế hệ trí thức không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà trước hết là phải có đạo đức, có lòng yêu nước, thiết tha gắn bó với nhân dân, với chế độ. Đó là những con người có ý thức tự cường, tự tôn, tự trọng dân tộc, có

đạo dức cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, lao động có kỹ thuật, có kỹ luật, đem lại năng suất cao, tự giác, năng động và sáng tạo, biết hợp tác và cạnh tranh lành mạnh vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội, thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn, nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ thẩm mỹ và thể lực.

Để làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, đội ngũ giáo viên THCS ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang cần phát huy những phẩm chất chính trị, những năng lực hiện có, phải tự giác nâng cao VHCT cho bản thân phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu nâng cao trình độ giác ngộ tư tưởng, trình độ nhận thức, trình độ kinh nghiệm chính trị... đồng thời phải tích cực khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, nhận thức rõ vai trò, vị trí của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục theo đường lối chính trị của Đảng.

Sự nỗ lực vươn lên của mỗi cá nhân giáo viên THCS ở huyện Hòn Đất, phát huy những mặt mạnh - năng lực trí tuệ, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho bản thân sẽ góp phần tạo ra hệ thống những động lực để kích thích hoạt động sáng tạo, tạo ra môi trường khoa học, môi trường pháp lý, môi trường xã hội cho đội ngũ giáo viên THCS phát triển và phát huy mọi năng lực của mình trong hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học.

Khắc phục những hạn chế, nhằm tiếp tục nâng cao VHCT trong các trường THCS ở huyện Hòn Đất đã và đang trở thành vấn đề chính trị thực tiễn cấp bách hiện nay, điều đó không chỉ đòi hỏi việc nâng cao chất lượng các chuẩn giá trị VHCT ở mỗi giáo viên, mà còn phải tác động tích cực vào các nhân tố chế định trình độ VHCT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

3.1.3. Nâng cao văn hóa chính trị của đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang phải tiến hành thường xuyên và dựa trên sự tổng hòa của các yếu tố tác động đến văn hóa chính trị

Nâng cao trình độ nhận thức, trình độ học vấn và văn hóa trong đội ngũ giáo viên THCS góp phần phát huy quyền làm chủ của họ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sự hiểu biết chính trị không chỉ biểu hiện ở trình độ học vấn chính trị mà còn ở trình độ kinh nghiệm, sự khôn ngoan, sự từng trải, sự nhạy bén, mẫn cảm... về chính trị được tích lũy qua thực tiễn chính trị của đội ngũ giáo viên THCS. Ở đó trình độ học vấn được thẩm thấu vào hành vi nhận thức, suy nghĩ, tình cảm của con người, trở thành những giá trị ứng xử của con người dưới dạng nguyên tắc sống hướng tới chân, thiện, mỹ, giúp giáo viên THCS khắc phục căn bệnh chủ quan, duy ý chí.

VHCT là một bộ phận đặc biệt của văn hóa dân tộc, có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, phát triển sự nghiệp giáo dục. Muốn nâng cao VHCT, đưa hoạt động chính trị có chất lượng cao và hiệu quả nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể, nhất thiết phải nâng cao trình độ nhận thức và trình độ học vấn; đồng thời phải chăm lo rèn luyện đạo đức, tư cách người thầy, tích lũy vốn sống, am hiểu. Tình hình thời sự, chính trị trong và ngoài nước, gắn giảng dạy với nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế hoặc tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng lý luận ngắn hạn, để tiếp thu những lý luận mới mang tính thời sự, kiên quyết chống giáo điều, cơ hội, xét lại, nhất là ở mỗi bước ngoặt của cách mạng, trước những sự kiện lớn, chấn động lớn của thời cuộc.

Phát huy tinh thần dân chủ của đội ngũ CBGV, mở rộng tự do tư tưởng, nâng cao văn hóa tranh luận song phải đảm bảo vai trò lãnh đạo chính trị duy nhất của Đảng và quản lý của nhà nước, cụ thể là các Chi bộ nhà trường và các Tổ Đảng nhằm thực hiện tốt mục tiêu chính trị của nhà trường, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Phát huy truyền thống văn hóa chính trị yêu nước, tiến bộ của dân tộc, kết hợp với tinh hoa văn hóa của nhân loại dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Giá trị truyền thống của dân tộc ta trong hàng ngàn năm văn hiến đã tạo thành nền tảng tinh thần xã hội, tạo thành sức sống, sức sáng tạo và bản lĩnh dân tộc Việt Nam. Vì vậy, ở Việt Nam việc giữ gìn và phát huy những giá trị chính trị truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tạo dựng nhân cách con người Việt Nam mới.

Tình yêu quê hương, đất nước luôn hiện hữu trong mỗi trái tim mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay đều có một góc riêng đặc biệt dành cho Tổ quốc của mình. Tuổi trẻ, trong đó có đội ngũ giáo viên trẻ THCS ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang với hoài bão và khát vọng cùng trí tuệ và sức sáng tạo luôn khao khát vươn tới những tầm cao mới của thời đại, sẵn sàng hành động vì đất nước. Với hành trang là lòng yêu nước, những giáo viên THCS hôm nay sẽ vững vàng chân bước đi theo con đường mà các thế hệ cha ông đã xây dựng và gìn giữ, đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, cùng toàn dân tộc mưu trí, sáng tạo đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Gần đây, tình hình biển Đông trở nên căng thẳng sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, xâm phạm chủ quyền nước ta. Đứng trước hành động ngang ngược đó, thời gian qua, tuổi trẻ ở khắp nơi trong và ngoài nước đã thể hiện tinh thần dân tộc, tình yêu đất nước, bày tỏ quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo quê huơng với nhiều cách thức khác nhau, thu hút đông đảo thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia, tạo được những dư luận tốt đẹp và hình ảnh sâu sắc, có tính lan tỏa sâu trong cộng đồng xã hội... Tuy nhiên vẫn còn một số ít bạn trẻ có những hành động thiếu suy nghĩ,

thậm chí là vi phạm pháp luật gây tổn thất về kinh tế cũng như để lại trong dư luận cái nhìn không đúng về hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam.

Hơn bao giờ hết, đây cũng là lúc để chúng ta nhìn lại mình, tích cực hành động và suy nghĩ để yêu đất nước mình hơn. Tình yêu quê hương đất nước, yêu biển đảo không đồng nghĩa với những việc làm thiếu suy nghĩ, trái đạo đức, vi phạm đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước…

Những giá trị này là cốt lõi của truyền thống VHCT yêu nước và tiến bộ của dân tộc ta. Vì vậy chúng ta phải giữ gìn và khai thác. Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, truyền thống yêu nước của dân tộc kết hợp với những giá trị tiến bộ, tinh hoa văn hóa của nhân loại trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là những nội dung quan trọng của việc nâng cao VHCT.

Tăng cường đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, chống những quan điểm sai trái với những đường lối cách mạng của Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta”. Đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa ở Việt Nam diễn ra ngày càng quyết liệt, là mặt trận nóng bỏng hàng đầu. Để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này phải có các giải pháp đồng bộ nhằm tạo ra sức đề kháng trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trước những âm mưu, thủ đoạn mới của các thế lực thù địch, cơ hội; trên cơ sở đó tạo ra sự thống nhất cao về chính trị - tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội đối với sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Quá trình xây dựng và phát triển VHCT hiện nay ở nước ta nói chung và ở trong đội ngũ giáo viên THCS nói riêng, cần phải gắn với cuộc đấu tranh chống lại

các quan điểm, tư tưởng sai trái với đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Cuộc đấu tranh này tập trung cụ thể vào đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái, phản động từ bên ngoài, như chiến lược diễn biến hòa bình của kẻ thù; đấu tranh với các quan điểm sai trái từ trong đội ngũ giáo viên THCS ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang nói riêng và trong mỗi lĩnh vực nói chung, trong đó có cả lĩnh vực liên quan đến tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Ở đây cần chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, lối sống và đạo đức xã hội, nghiêm trị, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn, tiêu cực trong xã hội, góp phần làm lành mạnh hóa bầu không khí tinh thần của xã hội, xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để nâng cao VHCT trong đội ngũ giáo viên THCS cần phải đổi mới tư duy, nâng cao trình độ nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, trau dồi đạo đức và rèn luyện hành vi có văn hóa.

Nâng cao VHCT cần đổi mới tư duy, nâng cao trình độ nhận thức, đồng thời bồi dưỡng tình cảm cách mạng, trau dồi đạo đức và rèn luyện hành vi có văn hóa. Trong giai đoạn hiện nay giá trị chuẩn cho hành vi là lối sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

3.2. Một số giải pháp nâng cao văn hóa chính trị trong đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang hiện nay

3.2.1. Trang bị lý luận chính trị nhằm nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo viên Trung học Cơ sở ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

Tăng cường nhận thức của đội ngũ giáo viên THCS ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang về vai trò của giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS là một việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với sự nghiệp giáo dục hiện nay, đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phát triển con người trong nhà trường theo mục tiêu giáo dục đó là “Đào

tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” .

Có thể khẳng định, một trong những mục tiêu quan trọng của nền giáo dục nước ta là giáo dục nhân cách, giáo dục làm người. Tư tưởng, lối sống là biểu hiện của nhân cách được hình thành và phát triển trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Muốn giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh THCS đạt hiệu quả thì người giáo viên THCS cần phải là những người có tư cách đạo đức tốt, không được phép phạm sai lầm về đạo đức và là tấm gương mẫu mực, xử lý các vấn đề kỹ năng trong cuộc sống linh hoạt, hiệu quả để học sinh noi theo.

Một phần của tài liệu Văn hóa chính trị của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ở huyện hoàn đất, tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w