Một số kiến nghị:

Một phần của tài liệu Sử dụng một số mô hình phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Thanh Quan thuộc ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội đối với các ngành xây dựng, vận tải và thông tin liên lạc.DOC (Trang 45 - 49)

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước.

- Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý:

Trong kinh tế thị trường quan hệ kinh tế, dân sự đòi hỏi được điều chỉnh bằng pháp luật, tạo môi trường pháp lý ổn định cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Do nhiều yếu tố mang tính khách quan và chủ quan nên hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa đồng bộ, chưa thực sự là chỗ dựa pháp lý cho các nhà doanh nghiệp .Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam và Luật các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội thông qua, đây là điều khích lệ đối với những người làm công tác ngân hàng, bởi luật sẽ phân định rõ được trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nghiệp vụ Ngân hàng tạo nên tâm lý ổn định đối với cán bộ Ngân hàng. Tuy nhiên để hai bộ luật này thực sự có tác dụng thì đòi hỏi Nhà nước cần có những bộ luật và các nghị định hướng dẫn đồng bộ và cụ thể hơn trong các lĩnh vực khác. Cụ thể hiện nay mặc dù chính Phủ đã ban hành Nghị định 178 về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng, nhưng các văn bản hướng dẫn vẫn chưa được đồng bộ , cụ thể. Hay chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 20/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng ,thế nhưng nghị định không hề đả động đến hành vi của những đối tượng khác có liên quan ngoài ngành Ngân hàng.

- Nhà nước cần có những biện pháp đồng bộ để ổn định tiền tệ:

Nền kinh tế Việt nam trong những năm qua đã đạt được những bước tiến đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng và ổn định, lạm phát thấp và chưa để xảy ra những biến động lớn. Nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường luôn có những biến động phức tạp , nếu sai lầm trong một chính

sách kinh tế nào đó có thể sẽ có những hậu quả không lường. Một trong những chính sách đồng bộ trong phát triển kinh tế của các nước cũng như của Việt nam đó là chính sách tiền tệ. Mục tiêu của chính sách tiền tệ đó là ổn định tiền tệ, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế. Để ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức đồng đều trong các năm phù hợp với năng lực của nền kinh tế, đảm bảo tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, cán cân quốc tế được cân bằng, dự trữ ngoại tệ tăng.

Khi tiền tệ ổn định thì nó có tác động rất lớn cho hoạt động tín dụng. Khi đó người dân sẽ yên tâm khi gửi tiền vào Ngân hàng với thời gian dài và có tính ổn định. Từ đó sẽ làm cho nguồn vốn huy động trong nước tăng lên, việc trả nợ nguồn vốn vay nợ nước ngoài của các Ngân hàng sẽ không gặp thiệt thòi do sự biến động của tỷ giá hối đoái. Ôn định tiền tệ làm cho nền kinh tế phát triển ổn định, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, do đó Ngân hàng sẽ mạnh dạn hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

- Nhà nước với vai trò quản lý, phối hợp các bộ, ngành liên quan soát xét hệ thống hoá lại các văn bản hiện hành liên quan đến công tác thẩm định nhất là các tài liệu kinh tế kỹ thuật, các định mức, các chế độ và biểu mẫu trong công tác nghiệm thu và thanh quyết toán công trình.

Pháp lệnh kế toán thống kê đôi khi còn chưa được thực hiện nghiêm túc nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Việc hạch toán các doanh nghiệp nhiều khi không đúng thực chất, thường là không được cập nhật nên số liệu cung cấp cho Ngân hàng không kịp thời. Bên cạnh đó số liệu trong báo cáo khả thi của luận chứng kinh tế - kỹ thuật, các con số về thu - chi, khả năng tiêu thụ thường là ước tính chưa mang tính kế hoạch cao; từ đó các chỉ tiêu tính toán, thẩm định sẽ không chính xác. Nhà nước cần thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc với các Doanh nghiệp.

3.3.2- Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng nhà nước Việt Nam có vai trò rất quan trọng, là ngân hàng của các ngân hàng, là cơ quan chức năng đối với hệ thống ngân hàng thương mại, là cơ quan ban hành các văn bản, nội quy, quy chế cho các ngân hàng thương mại.

Hiện nay đã có hai bộ luật Ngân hàng là Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng; các văn bản khác liên quan đến đảm bảo tiền vay và Giao dịch đảm bảo ... mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có các hướng dẫn nhưng chưa cụ thể và kịp thời đặc biệt là đối với các văn bản dưới luật, đề nghị Ngân hàng Nhà nước thu thập, tiếp thu các ý kiến phản hồi từ thực tế thực hiện để diều chỉnh kịp thời, cũng như nên xây dựng các quy trình như: cho vay, kiểm tra sử dụng tiền vay.v.v tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại.

Ngân hàng nhà nước cần đầu tư nâng cao hiệu quả hệ thống thanh toán cuả toàn hệ thống bằng cách nối mạng thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng cùng và khác hệ thống, đẩy nhanh tốc độ thanh toán và kiểm soát vốn.

Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm quy chế của ngân hàng trong hệ thống, đảm bảo đi vào đúng quỹ đạo, đúng hướng.

3.3.3.- Kiến nghị với Ngân hàng Cổ Phần Nhà Hà Nội .

Là cơ quan lãnh đạo, điều hành trực tiếp hoạt động của chi nhánh Thanh Quan, ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội cần dành sự quan tâm nhất định tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp thuôc các ngành xây dựng, vân tải và thông tin liên lạc trong chính sách khách hàng trong thời gian tới. Cụ thể là: đưa ra định hướng chiến

lược về thị trường về khách hàng là các doanh nghiệp thuộc các ngành trên, tổ chức hội thảo chuyên đề tín dụng vối các ngành này, tổ chức thường xuyên các đợt thanh tra, kiểm tra, kiểm soát. Đặc biệt, Habubank cần nghiên cứu bổ sung hoàn thiện quy trình thẩm định cho vay phù hợp với điều kiên kinh tế, xã hội, phù hợp với đối tượng cho vay vốn có tính đặc thù như với các doanh nghiệp thuôc các ngành xây dựng, vân tải và thông tin liên lạc.

Một phần của tài liệu Sử dụng một số mô hình phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Thanh Quan thuộc ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội đối với các ngành xây dựng, vận tải và thông tin liên lạc.DOC (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w