PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC THƯƠNG VỤ VẬN TẢI CỦA CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN ĐÔNG

Một phần của tài liệu đánh giá công tác thương vụ vận tải theo hình thức vận tải liner của công ty vận tải biển đông (bisco) (Trang 37 - 38)

3. Đánh giá năng suất vận chuyển

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC THƯƠNG VỤ VẬN TẢI CỦA CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN ĐÔNG

VẬN TẢI CỦA CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN ĐÔNG

3.1. Thuận lợi:

Công ty đã được hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, khai thác đội tàu và hỗ trợ, hợp tác của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty HHVN. Đặc biệt Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đang nỗ lực xây dựng đề cương hợp tác cùng phát triển giữa các doanh nghiệp thành viên cũng là một thuận lợi lớn đối với Biển Đông.

Đội tàu của Công ty là tàu container và tàu chở dầu trẻ hầu hết dưới 15 tuổi, tàu được đóng ở các nước đóng tàu công nghệ cao như Nhật Bản và Hàn Quốc, 04 tàu được đóng tại Việt Nam theo thiết kế và chuyển giao công nghệ từ châu Âu.

Hầu hết các tàu mang đăng kiểm nước ngoài GL, ABS, NK đáp ứng yêu cầu hoạt động trên tuyến quốc tế... Hơn nữa, Công ty đã xây dựng được hệ thống quản lý tàu và khai thác hợp lý.

Công ty luôn có đủ nhân sự, thuyền viên được đào tạo và có nhiều kinh nghiệm, có chuyên môn tốt. Với kinh nghiệm khai thác, vận chuyển container quốc tế với dịch vụ đã được nhiều khách hàng ủng hộ, đánh giá cao cùng với sự đoàn kết, gắn bó, tâm huyết của đội ngũ lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty là một thuận lợi của Công ty TNHH MTV vận tải Biển Đông trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải biển.

Thông qua chính sách hỗ trợ của Chính phủ tại Nghị Quyết số 84/NQ-CP ngày 06/06/2011, Công ty TNHH MTV vận tải Biển Đông đã vận dụng văn bản số 4919/NHNN-TD ngày 28/06/2011 của Ngân hàng nhà nước; văn bản số 542/BTC –TCNH ngày 15/11/2011 của Bộ Tài Chính; văn bản số 1315/VPCP- KTTH ngày 17/11/2011 của Văn phòng Chính Phủ; Quyết định số 2075/QĐ- TTg ngày 21/11/2011 của Thủ Tướng Chính Phủ, về một số chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin. Công ty đã lập hồ sơ theo hướng dẫn, gửi các tổ chức tín dụng để thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ theo

dòng tiền thực tế khai thác, khoanh nợ, miễn lãi quá hạn đối với các dự án đầu tư dài hạn của Công ty.

3.2. Khó khăn:

Việc Công ty đã đầu tư nóng trong thời gian ngắn đã dẫn tới mất cân đối tài chính (mất cân đối giữa nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn); đặc biệt, với số vốn điều lệ quá nhỏ so với tổng tài sản, cùng với việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn đã gây thiếu hụt nghiêm trọng nguồn vốn cho SXKD và hệ lụy của nó là áp lực, gánh nặng về lãi vay trong suốt thời gian dài.

Khó khăn về tài chính dẫn đến việc nợ phí bảo hiểm thân tàu, P&I khiến cho việc đàm phán bồi thường khi có sự cố xảy ra rất khó khăn. Ngoài ra, do các khoản công nợ kéo dài nên Công ty còn gặp khó khăn khi đàm phán hợp đồng với các Cảng, các nhà cung cấp nhiên liệu, vật tư,...

Việc thực hiện Nghị Quyết số 84/NQ-CP còn nhiều vướng mắc do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước chưa có hướng dẫn cụ thể và thống nhất cho các tổ chức tính dụng.

Khó khăn thực tế, cụ thể đang phải đối mặt hàng ngày của Công ty là phải cân đối thu xếp thanh toán chi phí nhiên liệu, cảng biển (dịch vụ nâng hạ, kho bãi) phí cảng vụ, hoa tiêu… Các đơn vị cấp nhiên liệu, phụ tùng vật tư, sửa chữa đều yêu cầu thanh toán tiền trước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân đối dòng tiền. Hệ thống các Cảng biển trong nước sang năm 2012 hầu hết điều chỉnh theo hướng tăng giá, yêu cầu giảm công nợ cũ. Chi phí Cảng (nâng hạ container) là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu (chỉ sau chi phí nhiên liệu). Công ty đã nỗ lực bằng mọi biện pháp để duy trì hoạt động của đội tàu vì tàu không hoạt động được sẽ kéo theo việc không duy trì được giá trị tài sản (giá trị tàu xuống cấp), không có doanh thu… khó duy trì sự tồn tại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu đánh giá công tác thương vụ vận tải theo hình thức vận tải liner của công ty vận tải biển đông (bisco) (Trang 37 - 38)