Chủ tịch Hồ Chí Minh với thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Một phần của tài liệu Tiểu luận chủ nghĩa Mác-Lênin về Chủ nghĩa xã hội và Thời kỳ quá độ ppt (Trang 44 - 46)

Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển sáng tạo lý luận về thời kỳ quá độ của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam, ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX Người đã lựa chọn con đường quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN của Việt Nam. Trong chính cương vắn tắt (văn kiện đại hội thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3-2-1930) Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Rõ ràng là ngay từ khi tìm ra con đường giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn loại hình quá độ gián tiếp lên CNXH ở một nước thuộc địa nửa phong kiến và nhấn mạnh hình thức quá độ “rút ngắn” ở Việt Nam. Người cho rằng cần nhận thức rõ tính quy luật chung và đặc điểm lịch sử cụ thể ở mỗi nước khi bước vào thời kỳ quá độ, “tùy hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau, có nước thì đi thẳng tiến lên CNXH, có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên CNXH”. Hồ Chí Minh xây dựng quan

niệm chế độ quá độ gián tiếp căn cứ vào thực tiễn của Việt Nam. Người chỉ ra đặc điểm và mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta: “đặc điểm to lớn nhất của nước ta trong trong thời kỳ quá độ từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển TBCN”, đây là vấn đề mới cần

nhận thức và tìm giải pháp đúng đắn để có hình thức, bước đi phù hợp với Việt Nam.

Từ đặc điểm đó, Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ: “Tiến lên Chủ nghĩa xã

hội, không thể một sớm một chiều. Đó là cả một công tác tổ chức và giáo dục”. Là “gian nan, phức tạp hơn việc đánh giặc”. “Chủ nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần”.

Về độ dài của thời kỳ quá độ, xuất phát từ mâu thuẫn của thời kỳ quá độ ở nước ta là mâu thuẫn giữa yêu cầu phải tiến lên xây dựng một chế độ mới có kinh tế công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, có văn hoá, khoa học tiên tiến với tình trạng lạc hậu kém phát triển lại đối phó với bao thế lực cản trở, phá hoại mục tiêu của chúng ta, Người nói: “Xây dựng Chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách

mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài”, là một cuộc biến đổi “khó khăn nhất và sâu sắc nhất”. Vì chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng

có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm. Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xoá bỏ giai cấp bốc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới… phải dần dần biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp. Người khẳng định lại : thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử lâu dài, đầy khó khăn.

Về nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ: Theo Bác một là xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật cho CNXH, xây dựng các tiền đề về kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa cho CNXH; thứ hai là cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, lấy xây dựng làm trọng tâm, lâu dài.

-Chính trị: nội dung quan trọng nhất là phải giữ vũng và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, Đảng phải luôn tự đổi mới, chỉnh đốn, nâng cao năng lực, sức chiến đấu. Người quan tâm là sao cho Đảng cầm quyền mà không quan liêu, xa rời quần chúng, biến chất…

Củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công-nông-trí, do đảng lãnh đạo; củng cố và tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị và các bộ phận cấu thành của nó.

-Kinh tế: Người nhấn mạnh tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa XNCH, coi trọng công nghiệp hóa XHCN, coi đó là “con đường phải đi của chúng ta”, là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ lên CNXH, công nghiệp hóa có thể thực hiện thắng lợi trên cơ sở xây dựng và phát triển nông nghiệp toàn diện, vững chắc, một hệ thống tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ đa dạng nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân và các nhu cầu thiết yếu cho xã hội

-Văn hóa, xã hội: Bác nêu phải khắc phục yếu kém về nhận thức, sự bấp bênh về chính trị, trì trệ về kinh tế, lạc hậu về văn hóa, phải xây dựng một nề văn hóa tiến bộ, văn hóa XNCH.

Một phần của tài liệu Tiểu luận chủ nghĩa Mác-Lênin về Chủ nghĩa xã hội và Thời kỳ quá độ ppt (Trang 44 - 46)