ta
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng ta đã kế thừa một cách sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề CNXH với thực tiễn nước ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng tiến lên CNXH là tất yếu ở Việt Nam khi cách mạng thắng lợi theo con đường cách mạng vô sản, mục tiêu của cách mạng vô sản ở nước ta là làm cho đất nước được độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng nhà nước của dân do dân và vì dân, tiến lên xây dựng CNXH. Vào năm 1921 sau khi đã trở thành một người cộng sản, trong bài báo nhan đề là “đông dương” người viết “sự tàn bạo của CNTB đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ còn có việc gieo hạt giống của công cuộc giai phóng nữa thôi”, có thể coi đây là luận điểm đầu tiên mà người bàn về CNXH, khẳng định tất yếu đi lên CNXH.
Kế thừa tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn cách mạng tháng Mười Nga, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội của
các dân tộc là con đường chung của thời đại, của lịch sử, không ai ngăn cản nổi”,
do đó nước ta cũng tất yếu đi lên CNXH.
Thống nhất với tư tưởng bậc thầy của GCVS thế giới, Hồ Chí Minh trong thực tiễn chỉ đạo công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH trên miền bắc, ở những thời điểm khác nhau, đã nêu lên đặc trưng, bản chất của CNXH:
CNXH có chế độ chính trị dân chủ, có nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công-nông-trí, do Đảng cộng sản lãnh đạo
Mọi quyền lực trong xã hội đều nằm trong tay nhân dân, nhân dân đoàn kết thành một khối thống nhất để làm chủ đất nước, nhân dân là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước dưới chế độ CNXH, CNXH chính là sự nghệp của nhân dân, giành lấy quyền lợi của riêng mình.
- CNXH là một chế độ có nền kinh tế phát triển cao, gắn với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Nền kinh tế phát triển cao dựa trên cơ sở năng xuất lao động cao, sức sản xuất luôn luôn phát triển dựa trên những thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại
- CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức. Nền văn hóa CNXH vì con người, vì sự phát triển của CNXH, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất tinh thần phong phú, tọa điều kiện để con người phát huy năng lực của mình.
- CNXH là một xã hội công bằng và hợp lý, một xã hội dựa trên công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, ai làm nhiều hưởng nhiểu, làm ít hưởng ít, không làm không được hưởng, các dân tộc đều được hưởng bình đẳng…
Đồng thời người nhấn mạnh muốn đạt lý tưởng, mục tiêu của CNXH, tiến lên CNXH phải thường xuyên chống lại chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa cá nhân. Đối với người, CNXH là một chế độ ở đó con người được phát triển hài hòa giữa các cá nhân, như vậy đây là cách tiếp cân mới mà người đã làm phong phú thêm hướng tiếp cận CNXH. Các nhà kinh điển chủ nghia Mác-Lênin đã làm sáng tỏ bản chất của CNXH từ những kiến giải về kinh tế, chính trị và xã hội, ngoài những kiến giải ấy chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhìn nhận bản chất của CNXH từ phương diện đạo
đức, văn hóa. Theo người CNXH đối lập, xa lạ với chủ nghĩa cá nhân nhưng không phủ nhận chủ nghĩa cá nhân, trái lại tôn trọng các nhân, phát triển mọi năng lực các nhân vì sự phát triển xã hội, vì hạnh phúc của con người nói chung.