Sự vận dụng, phát triển của Đảng cộng sản Việt Nam về thời kỳ quá độ ở nước ta.

Một phần của tài liệu Tiểu luận chủ nghĩa Mác-Lênin về Chủ nghĩa xã hội và Thời kỳ quá độ ppt (Trang 46 - 50)

nước ta.

Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 1954 (ở miền Bắc) và từ năm 1975 (trên phạm vi cả nước), là quá trình chuyển biến cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thành cách mạng XHCN. Việt Nam từ một nước kinh tế kém phát triển, tiến lên CNXH bỏ qua chế độ CNTTB (quá độ gián tiếp) là tất yếu lịch sử của đât nước và dân tộc, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử cách mạng của nước ta..

Trên cơ sở những luận điểm có tính nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin về quá độ lên CNXH, xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của xã hội Việt Nam vào thập kỷ 20 của thế kỷ XX đến nay, cho phép Đảng ta có thể khẳng định: Quá độ lên CNXH ở Việt Nam là sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với thực tế lịch sử.

Hiện nay chúng ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, khoa học công nghệ. Bối cảnh đó tạo ra cơ hội để chúng ta có thể đi tắt, đón đầu, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Đảng khẳng định “Con

đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tâng TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học công nghệ để phát triển nhanh LLSX, xây dựng nền kinh tế hiện đại”[4, Tr.84]. Xây dựng CNXH bỏ qua TBCN, tạo sự biến

đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, hình thức tổ chức kinh tế xã hội có tính chất quá độ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen giữa cái mới và cái cũ.

Nội dung của thời kỳ quá độ đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam Trên lĩnh vực chính trị: Sau hi hoàn thành nhiệm vụ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, phải đưa đất nước bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH; tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính trị XHCN, phát huy quyền dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự quản lý của nhà nước, sự tham gia tích cực của đoàn thể nhân dân và bản thân nhân dân; thường xuyên củng cố sức mạnh quốc phòng toàn dân trên cơ sở phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc à nòng cốt là liên minh công – nông – trí; tích cực chủ đọng tham gia vào phong trào cách mạng thế giới và đấu tranh chung của nhân loại vì tiến bộ hòa bình, độc lập dân tộc

Trên lĩnh vực kinh tế: Hàn gắn vết thương chiến tranh, chuẩn bị tiền đề ban đầu cho cả nước bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo; chuẩn bị tiền đề CNH- HDH, phát triển LLSX, nâng cao NSLĐ và xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, dây là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ ở nước ta; cải tạo QHSX cũ, xây dựng QHSX mới XHCN với bước đi, quy mô, tốc độ và hình thức phù hợp với điều kiện Việt Nam; xác định và xây dựng cơ chế vận hành của nền kinh tế phù hợp, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của mọi thành phần kinh tế, mọi nguồn lực kinh tế; phải vận động sáng tọa các hình thức phân phối sản phẩm sao cho các hình thức phân phối đều phát huy tác dụng, nhưng trong đó, hình thức phân phối theo lao động ngày càng trở thành hình thức chủ đạo trong xã hội để tạo công bằng xã hội và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quân chúng nhân dân.; mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tranh thủ sức mạnh của thời đại xây dựng nề kinh tế vững mạnh hướn tới nền kinh tế trí thức.

Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa và đời sống xã hội: Kế thừ và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiệp thu những tinh hoa văn hóa của thời đại, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bẳn sắc dân tộc, thực hiện giải phóng người lao động về mặt tinh thần; đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ với tư cách là quốc sách hàng đầu nhằm tạo ra nguồn lực lao động với chất lượng ngày càng cao; tăng cường tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trở thành nền tảng tư tưởng, lý luận trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta; thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng con người mới XHCN với những đặc trưng cơ bản là: làm chủ, lao động có kỷ luật và năng suất lao động cao, sống là lao động theo pháp luật, giàu tình nghĩa, kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng; tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách trong quá trình đi lên CNXH như lao động, việc làm, nhà ở,

sức khỏe, môi trường sinh thái, chăm lo đời sống các đối tượng chính sách, khắc phục các tệ nạ xã hội và tác động tiêu cực của kinh tế thị trường

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu tổng quát của giai đoạn phát triển đất nước đến năm 2020 là phấn đấu cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, phát triển nền dân chủ XHCN; đời sống vật chất của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập chủ quyền, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao; tạo tiền đề để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, toàn đảng, toàn dân ta cần nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, ý chí tự lực, tự cường, phát huy mọi tiềm năng và trí tuệ, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, quán triệt và thực hiện tốt các định hướng cơ bản sau:

Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trí thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Hai là, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN

Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng đời, sống con người, nâng cao đời sống vật chất nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Sáu là, xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.

Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền XNCH của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) còn bổ sung nội dung về viêc nắm giữ và giải quyết tốt mối quan hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển, giữa đổi mới kinh tế và chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN; giữa phát triển LLSX xà xây dựng, hoàn thiện từng bước QHSX XHCN; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN; giữa Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ…

Như vậy mô hình và con đường đi lên CNXH ở nước ta được xác định ngày càng rõ ràng hơn và ngày càng được thực hiện hóa trong đời sống.

Một phần của tài liệu Tiểu luận chủ nghĩa Mác-Lênin về Chủ nghĩa xã hội và Thời kỳ quá độ ppt (Trang 46 - 50)