4.6.1. Thuận lợi
Thứ nhất là người dân đã được nâng cao nhận thức trong vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước, môi trường gắn với hoạt động sản xuất của họ. Vì vậy, tự người dân đã ý thức được vấn đề nguồn lợi và bảo vệ nguồn lợi trong hoạt động sản xuất của họ.
Trong hoạt động nuôi trồng, mặc dù với những thất bại liên tiếp trong mấy vụ gần đây, nhưng người dân vẫn tiếp tục cố gắng duy trì và phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Và hiện nay, người dân đang chuyển hướng theo các mô hình nuôi mà chi hội đề xuất, tập huấn cho họ, thay vì tiếp tục nuôi
trồng bằng các mô hình cũ. Các mô hình nuôi này bước đầu đã tạo được những thành công nhất định, tăng thu nhập cho người dân.
Trong hoạt động đánh bắt các thành viên của hội luôn chấp nhận và tuân thủ những điều lệ đúng đắn của chi hội đề ra. Họ đã có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi để bảo đảm cho cuộc sống của họ cũng như con cháu của họ mai sau. Ngoài ra, do có nhận thức đúng đắn về hướng phát triển bền vững trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, họ sẽ từ bỏ những hành vi đánh bắt làm hủy hoại môi trường xung quanh. Và cũng có thể chính họ sẽ là những tuyên truyền viên tích cực trong việc vận động những người chưa có ý thức đúng đắn trong việc chấp hành pháp luật, đặc biệt là một số điều cấm khi hoạt động đánh bắt thủy sản, bào vệ nguồn lợi thủy sản cho đầm phá. Đây chính là thuận lợi lớn nhất trong hoạt động của chi hội, sự ủng hộ của người dân là điều kiện cần để chi hội hoạt động và phát triển ngày một mạnh hơn.
Thứ hai là sự hỗ trợ từ bên ngoài: Sự hỗ trợ từ bên ngoài sẽ giúp chi hội hoạt động tốt hơn và có hiệu quả hơn. Chi hội nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh đã nhận được sự hỗ trợ từ dự án đồng quản lý, của UBND huyện về kinh tế( như hỗ trợ tiền trợ cấp cho các thành viên trong BCH chi hội, tổ chức cho hộ ngư dân vay vốn để sản xuất, hỗ trợ về các nguồn vốn để đầu tư mua con giống, thuốc phòng trừ dịch bệnh,…), của sở thủy sản về kỹ thuật ( như kỹ thuật khai thác và đánh bắt thủy sản, kỹ thuật, xử lý dịch bệnh và tập huấn cho họ những kỹ thuật nuôi trồng các loại thủy sản…). Tuy nhiên bên cạnh những điều kiện thuận lợi trên thì chi hội cũng gặp phải nhiều vấn đề khó khăn.
4.6.2. Khó khăn
Thứ nhất là trong hoạt động nuôi trồng những năm vừa qua, người dân liên tiếp bị thất bại, một phần nguyên nhân là do con giống khi đưa vào nuôi có chất lượng không đảm bảo, không được qua kiểm nghiệm. Chi hội chưa giúp đỡ được cho người dân trong việc mua con giống cũng như tìm ra các nguồn bán giống đảm bảo chất lượng. Con giống khi đem vào nuôi là do người dân tự mua ở các nguồn khác nhau nên vấn đề đảm bảo chất lượng là rất khó. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh trong hoạt động nuôi trồng thủy sản diễn biến phức tạp. Đây là hoạt động mang tính rủi ro cao do dịch bệnh. Hiện
nay, rất nhiều bệnh trong ngành nuôi trông thủy sản chưa có thuốc đặc trị hoạt nếu có thì sản phẩm tạo ra cũng bị giảm giá trị.
Bên cạnh đó, sự thất bại trong các mô hình nuôi trước như nuôi cá Dìa, tôm, đã gây sự bất an cho người dân và khó tạo lòng tin cho họ khi tiến hành các mô hình nuôi trồng thủy sản khác. Áp lực về nợ nần do bị thất bại trong những mô hình nuôi trước cũng là một trong những khó khăn lớn đối với chi hội. Khi tiến hành các mô hình mới thì người dân thường gặp các khó khăn trong vấn đề tài chính như thiếu vốn, khó có thể vay mượn thêm để đầu tư sản xuất…
Các hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản ở đây mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.Tuy nhiên, đây lại là một xã nằm ở hạ lưu sông Bồ nên hằng năm hoạt động nuôi trồng thủy sản ở đây gặp rất nhiều khó khăn do thiên tai, lũ lụt, thời tiết khí hậu diễn biến thất thường… Mặt khác, diện tích nuôi trồng thủy sản ở đây ngày càng bị thu hẹp,do một số người dân bị mất lòng tin vào các mô hình nuôi trồng thủy sản đã thất bại, chuyển sang các mô hình chăn nuôi khác, do môi trường nước bị ô nhiêm nghiêm trọng, không có điều kiện tu bổ. Hoặc do người dân thiếu vốn để đầu tư nhiều cho các mô hình nuôi mới.
Chính hoạt động nuôi trồng thuỷ sản cũng đã thải ra các chất gây ô nhiễm môi trường như trong quá trình vệ sinh sử lý đáy ao,tiêu diệt dịch bệnh…Tuy nhiên, với hoạt động sản xuất mang tính chất nhỏ, lẻ thì những vấn đề về môi trường này vẫn chưa được bảo vệ
Thứ hai là trong hoạt động đánh bắt của chi hội, do môi trường bị ô nhiễm, số lượng tôm cá tự nhiên ngày càng giảm mạnh.Vì vậy, số lựơng đánh bắt ngày càng ít, thu nhập đem lại ngày càng thấp. Một khó khăn lớn đối với chi hội, đó là hoạt động đánh bắt của những người ngoài chi hội. Những người ngoài chi hội sử dụng các phương tiện đánh bắt gây nguy hiểm cho môi trường sống của các loài thủy sản, tiêu diệt một lượng lớn các loài thủy sinh chưa đạt đến giá trị kinh tế. Do các khó khăn về kinh tế, vì tham cái lợi trước mắt mà nhiều người đã sử dụng các phương pháp đánh
bắt bị pháp luật nghiêm cấm, gây ô nhiêm môi trường, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản ở đầm phá.
Hoạt động đánh bắt mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng thấp nên nhiều người đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Do đó, diện tích đánh bắt ngày càng bị thu hẹp.Các ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt cũng gây nhiều khó khăn cho hoạt động đánh bắt của địa phương.
Thứ ba là trong vấn đề đầu ra cho sản phẩm của các thành viên trong chi hội còn gặp nhiều khó khăn và chưa ổn định nguyên nhân là do các mô hình sản xuất của ngư hộ còn nhỏ lẻ, mang tính hộ gia đình cá thể nên lượng sản xuất ra còn ít, không ổn định và chất lượng không đồng đều. Năng lực trong lãnh đạo của BCH chi hội còn yếu, chưa có đủ nhạy bén nắm bắt thị trường, các thông tin để cung cấp cho hội viên. Những sản phẩm thu hoạch được chủ yếu được cung cấp cho các chợ để bán lẻ. Do chưa có nhiều thông tin về thị trường cũng như chưa có đủ sự liên kết trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm nên người dân thường bị tư thương ép giá.
Thứ tư là sự phân bố không đồng đều về chỗ ở của các thành viên trong chi hội nên các hoạt động của chi hội cũng gặp phải một số khó khăn trong việc tổ chức các buổi họp, thời gian họp.Điều này cũng hạn chế một phần trong việc tiến hành các hoạt động của chi hội.
Thứ năm là nguồn thông tin ngày càng đa dạng phong phú, người dân được cung cấp thông tin qua nhiều chương trình như các chương trình truyền thông, qua các cuộc họp…Tuy nhiên, rất ít người dân quan tâm theo dõi các chương trình truyền thông về lĩnh vực sản xuất của họ. Do đó, những kiến thức mà chi hội truyền đạt chủ yếu là bằng lời nói hoặc qua các buổi tập huấn. Song trình độ người dân còn hạn chế nên chi đánh bắt bằng các phương tiện thô sơ nên hiệu quả kinh tế thấp.
Thứ sáu là do xã Quảng Lợi là một xã còn nhiều khó khăn nên hội phí đóng góp còn nhiều hạn chế. Do đó, chưa thể giúp được những thành viên của hội trong việc phát triển kinh tế gia đình.