Tác động của chi hội đối với các thành viên chi hộ

Một phần của tài liệu tìm hiểu tiến trình thành lập và hoạt động của chi hội nghề cá tại xã quảng lợi – huyện quảng điền - tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 39)

Để nhận thấy rõ sự tác động của chi hội đối với các hộ thành viên thì cần phải nhận thấy sự thay đổi trong phương thức đánh bắt, sử dụng các phương thức NT-ĐBTS trong diện tích nuôi trồng của hộ, thay đổi về năng suất, về giá bán sản phẩm, về trình độ kỹ thuật.

Bảng 9: Tác động của chi hội đối với các thành viên: (ĐVT: % số hộ khảo sát) STT Tác động Phân hội nuôi trồng Phân hội đánh bắt Không thay đổi Thay đổi Không thay đổi Thay đổi

1 Thay đổi phương thức đánh bắt 0 0 70 30

2 Thay đổi trong diện tích NT 87,5 12,5 0 0

3 Thay đổi năng suất. 25 75 35,5 64,5

4 Thay đổi giá bán sản phẩm 30 70 10 90

5 Thay đổi trong trình độ kỹ thuật

đánh bắt (nuôi trồng) 0 100 30 70

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010 *Về thay đổi phương thức đánh bắt: Có thể thấy rằng nhận xét của người dân trong hai chi hội khác nhau về sự thay đổi theo hướng ngược nhau. Điều này cũng hợp lý bởi vì những hộ nuôi trồng là những hộ dễ có điều kiện thay đổi vì các phương thức nuôi trên diện tích mặt nước nhiều, có thể thử nghiệm các phương thức mới và cho thấy hiệu quả sau khi thu hoạch vì vậy nếu phương thức nuôi nào có hiệu quả thì dễ dàng áp dụng còn các hộ đánh bắt thì khó thay đổi hơn do nếu muốn thay đổi một phương thức nào thì phải đầu tư và hiệu quả khai thác thì chưa chắc chắn vì vậy mà các phương thức mới khó có điều kiện áp dụng.

*Về thay đổi trong diện tích nuôi trồng: Phần lớn số hộ được hỏi có diện tích nuôi trồng giữ nguyên (87,5%) sau khi tham gia vào chi hội, số ít còn lại diện tích có giảm. Nguyên nhân chính diện tích giảm chủ yếu do môi trường nước ô nhiễm, dịch bệnh ở tôm dẫn đến hiệu quả thu từ hoạt động nuôi trồng thấp và không có vốn để duy trì hoạt động sản xuất. Số hộ có diện tích giữ nguyên thì không thể mở rộng thêm do không có diện tích mặt nước và hơn nữa họ không có đủ vốn để đầu tư vào sản xuất.

*Về thay đổi năng suất: Có 37,5% số hộ trong chi hội nuôi trồng năng suất tăng lên, 25% số hộ năng suất vẫn giữ nguyên và 37,5% năng suất giảm

sau khi tham gia vào chi hội. Về phía chi hội đánh bắt có 64,5% số hộ được hỏi năng suất tăng lên và 35,5%% năng suất giảm.

Nhìn chung năng suất của các hộ trong 2 chi hội chủ yếu vẫn giữ nguyên và có tăng. Nguyên nhân của năng suất các hộ nuôi giảm chủ yếu vẫn do tác động của môi trường ô nhiễm, dịch bệnh. Về phía chi hội đánh bắt sản lượng đánh bắt giảm một phần do tác động của môi trường ô nhiễm làm các nguồn lợi thủy sản giảm, một phần do chuyển từ phương thức đánh bắt từ đánh bắt hủy diệt sang đánh bắt theo hướng bền vững. như vậy có thể thấy phần nào tác động của chi hội trong việc tuyên truyền, vận động người dân từ bỏ việc đánh bắt hủy diệt trước đây.

*Về thay đổi giá bán sản phẩm: Có 70% số hộ được hỏi trong chi hội nuôi trồng nhận xét giá bán sản phẩm có thay đổi và 30% còn lại nhìn thấy không có thay đổi trong giá bán. Về phía hộ đánh bắt 90% cho rằng có thay đổi trong giá bán sản phẩm và 10% nhận xét không có sự thay đổi giá bán sản phẩm. Về sự thay đổi trong giá bán sản phẩm chủ yếu giá bán tăng lên do xu hướng tăng giá của thị trường.

*Về sự thay đổi trong trình độ kỹ thuật đánh bắt (nuôi trồng): Tất cả số hộ trong chi hội nuôi trồng nhận xét kỹ thuất nuôi trồng của hộ được nâng lên và tỉ lệ số người ở chi hội đánh bắt được nâng cao kỹ thuật là 70%, còn lại không nhận thấy thay đổi trong kỹ thuật đánh bắt. Nhìn chung từ sau khi vào chi hội các hội viên đều được tham gia tập huấn và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nên trình độ kỹ thuật được tăng lên đáng kể. Một số kỹ thuật được áp dụng trong thực tế nuôi trồng thủy sản như: kỹ thuật nuôi xen ghép các đối tượng nuôi như: tôm – cua, tôm – cá, tôm – cua - cá…đã mang lại hiệu quả trong nuôi trồng. Còn trong khai thác thủy sản khi tham gia vào chi hội họ nhận thức được phương thức khai thác cũ như rà điện, xiếc điện, dùng hóa chất…để khai thác rất có hại cho môi trường và được sự tuyên truyền, động viên thì họ từ bỏ phương thức khai thác cũ, hướng đến những phương thức an toàn cho môi trường.

Một số khía cạnh tác động khác

*Về bao tiêu đầu ra sản phẩm: Thực tế việc bao tiêu sản phẩm là hoạt động vẫn chưa có chính thức ở các chi hội mà có chăng chủ yếu chỉ là các hộ

tổ chức nhau lại để gom hàng đi bán một lần để đỡ công, chi phí đi lại và giá bán được giá hơn. Có 25% số hộ tự thu gom sản phẩm để tự đi bán là ở các hộ đánh bắt. Để đáp ứng việc tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm rất cần có hoạt động bao tiêu này tránh tình trạng bị ép giá, nâng cao được giá bán. Vì vậy, các chi hội cần tổ chức hoạt động thu gom và bán sản phẩm đảm bảo tiêu thụ bán được giá nhằm tăng hiệu quả cho sản xuất, không những vậy phải tìm các mối liên kết, ký các hợp đồng với các cơ sở chế biến thủy sản đảm bảo thị trường tiêu thụ sản phẩm được lâu dài.

*Về cung cấp đầu vào (con giống, thuốc phòng trừ dịch bệnh…): Các hộ trong chi hội nuôi trồng tự đi mua các vật liệu đầu vào cũng như con giống phục vụ cho sản suất và 66,66% số hộ đánh bắt tự đi mua các phương tiện, vật liệu phục vụ khai thác còn lại thì được các nguồn khác cung cấp đầu vào cho sản xuất. Đây cũng là điểm còn hạn chế của chi hội trong việc cung cấp các đầu vào cho sản xuất do việc chi hội mới thành lập, các hoạt động chưa nhiều và chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức cung cấp các dịch vụ phục vụ sản xuất. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có những hoạt động đáp ứng nhu cầu trên.

*Về sự giúp đỡ lẫn nhau của các hội viên: Tất cả các thành viên trong 2 chi hội đánh bắt và nuôi trồng nhận xét khi tham gia chi hội thì họ có điều kiện giúp đỡ nhau như trong các hoạt động bàn bạc, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Điều này khẳng định vai trò to lớn của chi hội trong việc gắn kết các cá nhân trong cộng đồng để họ cùng giúp nhau phát triển kinh tế, quan trọng hơn là họ đã biết đoàn kết, chia sẽ với nhau.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tiến trình thành lập và hoạt động của chi hội nghề cá tại xã quảng lợi – huyện quảng điền - tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 39)